Tóm tắt nội dung
- 1 Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới nợ xấu như: biến cố rủi ro bất ngờ khiến người vay mất khả năng chi trả khoản vay, chi tiêu không kiểm soát dẫn tới nợ vượt ngoài khả năng thanh toán,… Đôi khi do đãng trí, vô tình quên hạn trả nợ mà người vay rơi vào nhóm nợ xấu, gây nhiều ảnh hưởng tới uy tín cá nhân và tài chính. Vậy cách gỡ nợ xấu ngân hàng thế nào?
- 2 Khi nào vay ngân hàng bị nợ xấu?
- 3 Dính nợ xấu ngân hàng có sao không?
- 4 Hướng dẫn giải quyết nợ xấu ngân hàng
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới nợ xấu như: biến cố rủi ro bất ngờ khiến người vay mất khả năng chi trả khoản vay, chi tiêu không kiểm soát dẫn tới nợ vượt ngoài khả năng thanh toán,… Đôi khi do đãng trí, vô tình quên hạn trả nợ mà người vay rơi vào nhóm nợ xấu, gây nhiều ảnh hưởng tới uy tín cá nhân và tài chính. Vậy cách gỡ nợ xấu ngân hàng thế nào?
Khi nào vay ngân hàng bị nợ xấu?
Hệ thống ngân hàng đánh giá các khoản nợ thuộc 5 nhóm gồm: Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), Nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).
Tuy nhiên, khoản vay của bạn chỉ bị ngân hàng xét vào nợ xấu và để lại lịch sử vay vốn “xấu” trên hệ thống khi thuộc từ nhóm 3 trở lên.
Cụ thể:
Nhóm 3: khoản nợ dưới tiêu chuẩn
Khách hàng vay vốn thuộc nhóm 3 này đã bắt đầu được xem là nợ xấu ngân hàng, khi mà đã:
- Quá hạn trả nợ từ 91 đến 180 ngày.
- Được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ những khoản được gia hạn trả nợ lần đầu thuộc nhóm 2.
- Những khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi suất do khách hàng không có khả năng trả đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4: khoản nợ nghi ngờ mất vốn
Các khoản nợ được xếp vào nhóm 4 có những đặc điểm sau:
- Những khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
- Hay những khoản nợ khó đòi được gia hạn trả nợ lần đầu và đã quá hạn dưới 90 ngày theo thời gian trả nợ được gia hạn lần đầu.
- Các khoản nợ được gia hạn lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5: khoản nợ có khả năng mất vốn
Các khoản nợ được xếp vào nhóm 5 có những đặc điểm sau:
- Quá hạn từ 360 ngày trở lên.
- Những khoản nợ khó đòi được gia hạn trả nợ lần đầu và đã quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời gian trả nợ được gia hạn lần đầu.
- Các khoản nợ được gia hạn trả nợ lần thứ hai và đã quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ được gia hạn lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên (bao gồm cả trường hợp chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn).
Mỗi cá nhân vay vốn ngân hàng đều có thể tra cứu bản thân có bị khoản nợ xấu nào không trên hệ thống CIC – Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Việt Nam tại địa chỉ cic.org.vn.
Tuy nhiên bạn cần đăng ký tài khoản (cung cấp thông tin cá nhân và các thực), sau đó hệ thống sẽ trả về thông tin nợ xấu của bạn qua email đã đăng ký.
Dính nợ xấu ngân hàng có sao không?
Nợ xấu ngân hàng là điều chính Nhà nước, ngân hàng và hầu hết người đi vay không mong muốn có, tuy nhiên nhiều lý do khiến nó vẫn sẽ tồn tại với tỉ lệ nhất định. Nợ xấu ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến cả ngân hàng lẫn người đi vay, cụ thể:
Ảnh hưởng của nợ xấu đến ngân hàng
Nợ xấu luôn tồn tại và gây ra nhiều ảnh hưởng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt khi tỷ lệ nợ xấu tăng do các yếu tố khách quan.
Đầu tiên khi không thu hồi được tiền gốc, lãi và các khoản phí phạt phát sinh từ nợ xấu, nguồn vốn của ngân hàng sẽ bị thất thoát. Vì thế ngân hàng bằng mọi cách mong muốn thu hồi lại tiền vay nợ để chi trả tiền lãi cho các hoạt động tài chính khác. Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể sẽ phải dùng chính vốn tự có để bù đắp vào thiệt hại.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cao sẽ làm giảm uy tín và tiềm lực tài chính của chính ngân hàng, từ đó làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường, giảm nguồn khách tin tưởng sử dụng các dịch vụ, sản phẩm tài chính tại ngân hàng.
Nặng nề hơn, nợ xấu sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn, làm giảm mức độ thanh khoản và có thể dẫn tới tình trạng phá sản ngân hàng.
Ảnh hưởng của nợ xấu đến người đi vay
Người đi vay không hoàn trả tiền gốc, tiền lãi và phí phạt đúng thời hạn cho ngân hàng thì bên nghiệp vụ ngân hàng sẽ thường xuyên gọi điện nhắc nhở, làm phiền. Điều này khiến cuộc sống của khách hàng trở nên náo loạn, luôn ở trong áp lực trả tiền, kể cả những người thân cũng bị làm phiền.
Khi khách hàng bị nợ xấu cố chấp không trả hoặc không thể trả thì ngân hàng có thể nhờ pháp luật can thiệp, kiện về hành vi trốn nợ và tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là điều bất cứ người đi vay nào cũng e ngại vì vô cùng rắc rối, phiền phức.
Ngoài ra, khi đã có nợ xấu thì khách hàng sẽ rất khó để vay vốn tại bất cứ ngân hàng hoặc bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
Dĩ nhiên không phải tất cả nợ xấu đều không thể vay vốn được, tùy vào nhóm nợ xấu như:
- Nợ xấu nhóm 1: bạn có thay vay bất kỳ ngân hàng nào cũng được
- Nợ xấu nhóm 2: dễ bị ngân hàng từ chối khoản vay
- Nợ xấu nhóm 3: Khách hàng rất khó tiếp cận vốn ngân hàng
- Nợ xấu nhóm 4: Khả năng vay vốn rất khó khăn
- Nợ xấu nhóm 5: Không còn khả năng vay vốn ngân hàng.
Việc này cũng đúng khi áp dụng với các khoản vay trả góp xe, điện thoại hoặc nhà ở đang vô cùng phổ biến hiện nay. Ngoài ra việc mở thẻ tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn bởi thẻ này liên quan đến uy tín người vay và khả năng tài chính – thu nhập. Tuy nhiên việc mở thẻ ATM – thẻ ghi nợ thông thường sẽ không liên quan đến vấn đề nợ xấu này.
Nợ xấu này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người vay mà cả chồng hoặc vợ cùng sổ hộ khẩu cũng bị giảm khả năng vay vốn. Việc truy tố trách nhiệm hình sự cả phía ngân hàng lẫn người vay đều không mong muốn, vì thế đây chỉ là giải pháp cuối cùng được sử dụng.
Hướng dẫn giải quyết nợ xấu ngân hàng
Để giải quyết nợ xấu ngân hàng nhanh chóng nhất, trước hết bạn cần xem xét bản thân thuộc vào nhóm trường hợp nào sau đây:
Trường hợp nợ xấu có khả năng chi trả
Khi bạn vẫn có khả năng tài chính để chi trả nhưng chưa thể trả nợ do:
- Cần vay thêm tiền hoặc cần thời gian để xoay sở tài chính, vực dậy tình hình kinh doanh, khắc phục nợ hiện tại.
- Cầm cự khoản vay ngân hàng để chờ cơ hội bán tài sản giá cao.
- Muốn thanh toán nợ xấu nhưng chưa tìm được nguồn tiền.
Trường hợp nợ xấu không có khả năng chi trả
Đó là khi bạn mất hoàn toàn khả năng tài chính để chi trả khoản nợ trong thời gian tới.
Trước hết dù thuộc nhóm nào, bạn phải bình tĩnh, khai báo tình hình thực tế và mong muốn trả nợ của mình với phía ngân hàng để tìm cách giải quyết tốt nhất.
Nếu nợ xấu rơi vào trường hợp 1, bạn nên tìm ngân hàng cho vay khác chấp nhận nợ xấu để dùng khoản vay mới bù vào nợ xấu. Trong thời gian chưa xử lý được, bạn vẫn phải đóng tiền trả nợ hàng tháng với mức tốt nhất để tránh tăng nhóm nợ và được gia hạn. Nếu bạn là khách hàng cá nhân, nếu không đủ khả năng tài chính thì có thể cân nhắc thanh toán nợ gốc trước, sau đó mới thanh toán lãi đang thiếu để tránh thuộc nhóm nợ xấu nguy hiểm.
Nếu nợ xấu rơi vào trường hợp 2, bạn nên tìm hướng giải quyết nợ xấu bằng việc tìm, vay mượn người thân để tất toán toàn bộ nợ hiện tại hoặc huy động vốn từ tài sản có giá trị, tránh để phát sinh lãi phạt. Trong trường hợp gặp khó khăn, bạn có thể hợp tác với ngân hàng càng sớm càng tốt để tránh ngân hàng đưa hồ sơ ra tòa và phát mãi tài sản giá thấp, hơn nữa một phần tiền phát mãi phải chi trả cho cơ quan thi hành án.
Đôi khi bạn có thể rao bán chính tài sản đảm bảo của mình với giá tốt hơn so với ngân hàng thì nên bán sớm và thanh toán khoản nợ đó.
Hi vọng những chia sẻ và lời khuyên về cách gỡ nợ xấu ngân hàng trên đây sẽ giúp bạn giải quyết khoản nợ nhanh chóng, hiệu quả nhất.