Tóm tắt nội dung
- 1 Dịch vụ giải chấp ngân hàng là một trong những dịch vụ có liên quan đến đáo hạn ngân hàng của khoản vay nợ. Trong đó, người vay có thể giải chấp đúng hạn, quá hạn hoặc trước hạn. Bài viết này Banker247 sẽ giới thiệu đến bạn dịch vụ giải chấp đáo hạn ngân hàng này và tìm hiểu chi tiết về trường hợp giải chấp trước hạn, hay còn gọi là đáo hạn trước thời hạn.
- 2 Giải chấp đáo hạn ngân hàng là gì?
- 3 Sẽ như thế nào nếu không giải chấp đáo hạn ngân hàng đúng hạn?
- 4 Giải chấp ngân hàng mất bao nhiêu thời gian?
- 5 Thủ tục giải chấp đáo hạn ngân hàng
- 6 Trường hợp đáo hạn ngân hàng trước thời hạn sẽ như thế nào?
- 7 Cách tính phí phạt đáo hạn trước thời hạn và mức phí của một số ngân hàng
Dịch vụ giải chấp ngân hàng là một trong những dịch vụ có liên quan đến đáo hạn ngân hàng của khoản vay nợ. Trong đó, người vay có thể giải chấp đúng hạn, quá hạn hoặc trước hạn. Bài viết này Banker247 sẽ giới thiệu đến bạn dịch vụ giải chấp đáo hạn ngân hàng này và tìm hiểu chi tiết về trường hợp giải chấp trước hạn, hay còn gọi là đáo hạn trước thời hạn.
Giải chấp đáo hạn ngân hàng là gì?
Giải chấp đáo hạn ngân hàng là hoạt động giải trừ thế chấp đối với tải sản ở đang ở ngân hàng. Khi tài sản đã hết nghĩa vụ bảo đảm cho khoản vay vốn, người vay đã thanh lý hợp đồng thì tài sản sẽ được giải chấp. Đây là hoạt động bắt buộc đối với người vay vốn khi đáo hạn tại ngân hàng.
Giải chấp ngân hàng là gì?
Nếu đến thời gian đáo hạn mà người vay không muốn làm thủ tục gia hạn vay ngân hàng thì sau khi tiến hành thẩm định và đánh giá, khoản vay cần được phải giải chấp. Nếu không được giải chấp đúng hạn thì khoản vay sẽ chuyển thành nợ xấu và ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín về tín dụng của người vay.
Sẽ như thế nào nếu không giải chấp đáo hạn ngân hàng đúng hạn?
Nếu khoản vay không được giải chấp khi đến thời hạn được quy định trong hợp đồng, thì cả bên vay và bên cho vay sẽ gặp phải những hậu quả không muốn. Cụ thể như sau:
Đối với người vay
Khoản nợ quá hạn sẽ được CIC – Trung tâm thông tin tín dụng ghi nhận lại. Lịch sử tín dụng của người vay sẽ bị ảnh hưởng, người vay sẽ gặp khó khăn trong các khoản vay sau này. Ngoài ra, người vay còn bị phạt quá hạn và bị ngân hàng liên tục gửi thông báo, gọi điện nhắc nhở về khoản vay quá hạn này.
Đối với ngân hàng cho vay
Hồ sơ cho vay sẽ được thẩm định và đánh giá để xác định lý do khoản nợ bị quá hạn, đồng thời phải lập báo cáo và giải trình về trường hợp này. Ngân hàng nhà nước sẽ phải trích dự phòng cho khoản vay, điều này sẽ làm giảm thu nhập cho ngân hàng. Trong trường hợp có quá nhiều khoản vay quá hạn thì ngân hàng nhà nước có thể tiến hành kiểm soát đặc biệt với ngân hàng này.
Giải chấp đáo hạn ngân hàng không đúng hạn sẽ như thế nào?
Giải chấp ngân hàng mất bao nhiêu thời gian?
Thông thường, khi tiến hành giải chấp tài sản đảm bảo, người vay sẽ được chi nhánh phòng đăng ký đất đai hẹn thời gian là khoảng 3 ngày làm việc. Trong đó không tín thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ. Nhưng hiện nay, quy trình tiêu chuẩn ISO 1 cửa đã được áp dụng, người vay sẽ nhận được kết quả trong vòng 1 ngày làm việc
Thủ tục giải chấp đáo hạn ngân hàng
Đến thời gian vay tiền đáo hạn ngân hàng được ghi trong hợp đồng, nếu người vay đã hoàn thành được nghĩa vụ tài chính với ngân hàng thì sẽ được tiến hàng giải chấp đáo hạn ngân hàng. Người vay có thể lấy lại toàn bộ quyền sử dụng đối với tài sản đã thế chấp. Tuy nhiên, trước đó người vay cần chuẩn bị hồ sơ gồm có những giấy tờ sau để yêu cầu ngân hàng giải chấp tài sản cho mình:
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (01 bản chính).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất (01 bản chính).
- Nếu người yêu cầu xóa đăng ký là bên thế chấp thì cần chuẩn bị văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp (01 bản chính).
- CMND của bên thế chấp.
- Nếu người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền, cần chuẩn bị văn bản ủy quyền (01 bản sao có chứng thực).
Ngoài ra, các ngân hàng cũng có thể yêu cầu một số giấy tờ xác minh khác cho thủ tục giải chấp đáo hạn của mình. Vì vậy, khi tiến hành giải chấp, người vay nên hỏi kỹ những thủ tục cần thiết ở ngân hàng của mình để chuẩn bị đầy đủ. Tránh tình trạng hồ sơ bị thiếu sót và thời gian giải chấp bị kéo dài ra.
Một số thủ tục giải chấp ngân hàng mà bạn cần biết.
Trường hợp đáo hạn ngân hàng trước thời hạn sẽ như thế nào?
Nếu như để khoản vay quá hạn mà không được thanh lý và giải chấp đáo hạn ngân hàng thì người vay sẽ bị ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của mình. Tuy nhiên, với trường hợp đáo hạn ngân hàng trước hạn thì sẽ như thế nào?
Đáo hạn ngân hàng là hoạt động tất toán khoản vay của một cá nhân hoặc doanh nghiệp mà thời hạn tất toán đã được quy định trong hợp đồng vay vốn ban đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người vay có đủ điều kiện để thanh toán khoản vay thì sẽ tiến hành đáo hạn ngân hàng trước thời hạn để không phải chịu lãi suất của khoản vay trong thời gian còn lại.
Mỗi ngân hàng sẽ có kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn khác nhau để kiểm soát, huy động nguồn vốn cho hoạt động. Nếu khách hàng tiến hàng tất toán khoản vay trước thời hạn thì ngân hàng sẽ bị hao hụt khoản thu dự kiến từ nguồn tiền lãi suất vay đã thỏa thuận với khách hàng trong thời gian quy định của hợp đồng. Vì vậy nếu người vay đáo hạn trước thời hạn, ngân hàng sẽ phải thu phí phạt trả nợ trước hạn để bù đắp khoản thiệt hại phát sinh ngoài kế hoạch.
Theo quy định của điều 478 Luật dân sự 2005, trong trường hợp khách hàng và ngân hàng đã ký kết hợp đồng vay kỳ hạn theo đúng theo thủ tục pháp lý. Nếu bên vay phát sinh và có nhu cầu thanh toán sớm khoản vay, bên cho vay có quyền được thực hiện trả nợ trước hạn nhưng sẽ phải thanh toán tất cả lãi suất kỳ hạn theo đúng bản hợp đồng đã ký.
Bên cạnh đó, nếu bên vay tiến hành trả tiền hoặc tài sản đã vay thì cần phải thông báo trước cho ngân hàng. Và ngân hàng cũng có quyền được thu hồi tài sản trước thời gian đáo hạn của hợp đồng đã ký, nhưng cần phải có sự chấp thuận của bên vay.
Xem thêm: Đáo hạn ngân hàng cần thủ tục gì?
Xem thêm: Dịch vụ đáo hạn ngân hàng tại tphcm
Cách tính phí phạt đáo hạn trước thời hạn và mức phí của một số ngân hàng
Khi có ý định đáo hạn ngân hàng trước thời hạn thì người vay cần xác định khoản phí phạt phải trả. Sau đó cân nhắc xem khoản phí này có nên bỏ ra để thanh toán khoản nợ trước hạn hay không. Để xác định được khoản phí phạt đó, người vay sẽ tính theo công thức sau:
Phí phạt đáo hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn * Số tiền trả trước
Mặc dù trên thực tế, mức phí phạt đáo hạn ngân hàng trước thời hạn ở mỗi ngân hàng là khác nhau. Tuy nhiên chúng sẽ dao động trong khoảng từ % đến 5% tổng tiền phải thanh toán theo đúng quy định từ nhà nước. Cụ thể, Banker247 – Dịch vụ giải chấp đáo hạn ngân hàng trên toàn quốc đã thống kê mức phí phạt được cập nhật mới nhất của một số ngân hàng hiện nay để bạn tham khảo:
- Ngân hàng Sacombank: 3%.
- Ngân hàng Agribank: 1% đến 2%.
- Ngân hàng Techcombank: 2% đến 3%.
- Ngân hàng VpBank: 0,5% đến 3% trong vòng 3 năm đầu.
- Ngân hàng Vietcombank: 0,5% đến 2% (trong vòng 3 năm đầu).
- Ngân hàng OCB:1% đến 3% trong vòng 3 năm đầu, năm thứ 4 miễn phí phát sinh.
Giải chấp đáo hạn ngân hàng là hoạt động cần thiết khi người vay đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Tuy nhiên người vay cần chú ý đến thời gian đáo hạn của khoản vay để tiến hành tất toán và giải chấp tài sản. Tránh tình trạng quá hạn xảy ra gây ảnh hưởng đến uy tín và sẽ gặp khó khăn khi vay vốn trong những lần tiếp theo.
Hiện nay Banker247 có hỗ trợ dịch vụ giải chấp đáo hạn ngân hàng từ 200 triệu đến 50 tỷ gọi ngay đến hotline để được tư vấn miễn phí.