Tóm tắt nội dung
- 1 Hiện nay các ngân hàng đều chấp thuận cho khách hàng vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ nếu như thỏa mãn các tiêu chí về giấy tờ pháp lý, độ tuổi và giá trị của tài sản. Dưới đây là những hướng dẫn về thủ tục vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ cùng các thông tin liên quan khác.
- 2 Vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ có được không?
- 3 Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ, người thân
- 4 Điều kiện để được vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ
- 5 Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
- 6 Khi nào thì nên dùng tài sản của bố mẹ để thế chấp cho vay vốn?
- 7 70 tuổi có được vay vốn ngân hàng?
Hiện nay các ngân hàng đều chấp thuận cho khách hàng vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ nếu như thỏa mãn các tiêu chí về giấy tờ pháp lý, độ tuổi và giá trị của tài sản. Dưới đây là những hướng dẫn về thủ tục vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ cùng các thông tin liên quan khác.
Vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ có được không?
Hiện nay ngân hàng có chấp nhận cho khách hàng vay vốn, tài sản thế chấp là của bố mẹ vợ/chồng, anh chị em ruột. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau, một số có xét tới tuổi của bố mẹ. Ví dụ, có ngân hàng yêu cầu độ tuổi của bố mẹ không được quá 60 tuổi.
Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ, người thân
Thủ tục vay thế chấp khi sử dụng sổ đỏ đứng tên bố mẹ sẽ có nhiều trường hợp khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp Banker 247 nhận được yêu cầu tư vấn:
Bố chồng đứng tên đất sổ đỏ, ông hiện đã hết tuổi lao động và muốn ủy quyền cho con dâu vay vốn ngân hàng. Vậy có vay được không và thủ tục như thế nào?
Câu trả lời là có. Thủ tục như sau:
- Lập hợp đồng ủy quyền về việc thế chấp quyền sử dụng giữa con dâu và bố chồng.
- Công chứng hợp đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc ủy quyền này có được chấp nhận hay không còn tùy thuộc ở phía ngân hàng cho bạn vay vốn. Trên thực tế, ngân hàng thường căn cứ vào quy định tại Điều 569 BLDS năm 2015 quy định về đơn phương chấm dứt HĐ ủy quyền như sau:
“1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
- Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Theo đó, hợp đồng ủy quyền có thể chấm dứt khi có căn cứ như trên và việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng vay. Chính vì vậy, ngân hàng thường lo ngại trường hợp này và thường yêu cầu chính bên thế chấp (tức bên có tài sản thế chấp) phải trực tiếp thực hiện thủ tục này nhằm hạn chế tối đa rủi ro trên và khi có vấn đề phát sinh hay tranh chấp xảy ra thì có thể giải quyết dễ dàng hơn.
Bố mất, tên sổ đỏ có mẹ. Hiện muốn vay ngân hàng thì thủ tục thế nào?
Với trường hợp này cần:
- Khai nhận di sản thừa kế với phần di sản của người bố.
- Những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bao gồm:vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Nếu những người này đồng ý thì sẽ được quyền mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng.
Theo đó, nhìn chung, có thể thấy về nguyên tắc bên thế chấp chỉ được vay tài sản thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.
Điều kiện để được vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ
Do tài sản thế chấp đứng tên bố mẹ nên ngoài các điều kiện về thu nhập, lịch sử tín dụng, phương án sử dụng vốn của người vay thì bố mẹ (người đứng tên trên tài sản thế chấp cũng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Bố mẹ đảm bảo nằm trong độ tuổi do ngân hàng quy định
- Bố mẹ không có nợ xấu tại bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào
- Tài sản thế chấp có đầy đủ giấy tờ pháp lý và không có tranh chấp
- Bố mẹ đồng ý dùng tài sản của mình để thế chấp cho khoản vay và chấp thuận ký tên trên toàn bộ giao dịch đăng ký bảo đảm.
Trường hợp, bố mẹ không đảm bảo được các điều kiện trên, ngân hàng có thể sẽ từ chối cho vay và hồ sơ vay của bạn sẽ rơi vào hồ sơ khó. Lúc này, dịch vụ hỗ trợ vay ngân hàng đối với các trường hợp khó như: bố mẹ cao tuổi, bị nợ xấu, sổ đỏ bị tranh chấp của Banker 247 sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Về cơ bản, hồ sơ cần chuẩn bị cũng sẽ như hồ sơ vay thế chấp bằng sổ đỏ chính chủ, nhưng cần chuẩn bị thêm giấy tờ của bố mẹ.
Cụ thể:
- Chứng minh thư/thẻ căn cước của người vay
- Chứng minh thư/thẻ căn cước của cả bố và mẹ
- Sổ hộ khẩu/Giấy tạm trú của của người vay
- Sổ hộ khẩu của bố mẹ
- Giấy tờ chứng minh thu nhập
- Photo sổ đỏ làm tài sản đảm bảo.
Khi nào thì nên dùng tài sản của bố mẹ để thế chấp cho vay vốn?
Việc dùng sổ đỏ của bố mẹ để vay thế chấp cũng không làm ảnh hưởng các chính sách của khoản vay. Tuy nhiên do sổ đỏ đứng tên bố mẹ nên sẽ phát sinh một số vấn đề như độ tuổi của bố mẹ có phù hợp không, mảnh đất đứng tên bố mẹ có tranh chấp gì hay không. Đặc biệt khi ký giao dịch đảm bảo sẽ cần phải cả bố và mẹ cùng ký cũng gây ra những bất tiện nhất định.
Vì vậy bạn chỉ nên dùng sổ đỏ đứng tên bố mẹ để thế chấp khi mà bản thân không có tài sản hoặc tài sản mang tên bạn không đủ giá trị để thế chấp cho toàn bộ khoản vay.
Như vậy có thể thấy sự linh động trong việc chấp nhận tài sản đảm bảo đứng tên của người thân đã tạo điều kiện cho nhiều khách hàng vay được số vốn mà mình cần. Tuy nhiên khách hàng cũng cần chú ý đến các điều kiện ràng buộc đi kèm để đảm bảo khoản vay được chấp thuận. Khách hàng có thể hỏi ngân hàng trước hoặc đăng ký với Banker247 để được tư vấn cụ thể hơn về các trường hợp dùng sổ đỏ mang tên bố mẹ thế chấp ngân hàng.
70 tuổi có được vay vốn ngân hàng?
Vì một lý do nào đó mà không thể dùng sổ đỏ của bố mẹ để vay, buộc phải chính chủ vay thì bố mẹ 70 tuổi liệu có được vay không?
Theo quy định của từng ngân hàng, thì độ tuổi trên vẫn có thể vay được ngân hàng, tuy nhiên sẽ có các trường hợp được vay sau
- Cha mẹ bảo lãnh con cái.
- Tài sản trị giá lớn, mặt tiền đường trung tâm và số tiền vay ít.
Ngoài ra trong quá trình vay vốn còn phát sinh thêm nhiều vấn đề khác liên quan như:
- Tình trạng hôn nhân, định giá tài sản, nhà gần nghĩa địa, đất nông nghiệp, đất dính quy hoạch,…
Mà tùy vào chính sách từng thời điểm ngân hàng cho vay có chấp nhận tài sản thế chấp của khách hàng không nữa.
Banker 247 hỗ trợ mọi trường hợp vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ ! Liên hệ ngay đến 08.49.66.68.68 để được tư vấn trực tiếp miễn phí! Cam kết tư vấn gói vay tốt nhất theo trường hợp cá nhân của bạn.