Tóm tắt nội dung
- 1 Nhiều khách hàng khi vay vốn bị nhân viên ngân hàng mời mua, thậm chí là ép mua các loại bảo hiểm như bảo hiểm sức khỏe, nhân thọ,… Nếu không mua thì sẽ không được vay tiền hoặc duyệt hồ sơ lâu. Vậy khi vay vốn có bắt buộc cần mua bảo hiểm không và ngân hàng nào cho vay không mua bảo hiểm?
- 2 Bảo hiểm khoản vay là gì?
- 3 Khi vay vốn, có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay không?
- 4 Số tiền của bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu?
- 5 Lợi ích của bảo hiểm khoản vay
- 6 Tìm hiểu lãi suất vay của một số ngân hàng năm 2021
Nhiều khách hàng khi vay vốn bị nhân viên ngân hàng mời mua, thậm chí là ép mua các loại bảo hiểm như bảo hiểm sức khỏe, nhân thọ,… Nếu không mua thì sẽ không được vay tiền hoặc duyệt hồ sơ lâu. Vậy khi vay vốn có bắt buộc cần mua bảo hiểm không và ngân hàng nào cho vay không mua bảo hiểm?
Bảo hiểm khoản vay là gì?
Bảo hiểm khoản vay là số tiền đảm bảo cho gói vay của khách hàng, do khách hàng chi trả. Nhất là đối với hình thức vay tín chấp, tính rủi ro cao thì cần một cơ sở để đảm bảo cho khoản tiền vay này. Đó chính là bảo hiểm khoản vay.
Khi mua bảo hiểm khoản vay, nếu chẳng may khách hàng gặp rủi ro, không còn khả năng chi trả cho khoản vay đó thì công ty bảo hiểm sẽ trả nợ thay cho khách hàng. Điều này là hoàn toàn có lợi cho khách hàng.
Khi vay vốn, có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay không?
Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không quy định việc khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay khi khách hàng vay vốn tại TCTD.
Như vậy, việc mua bảo hiểm là tự nguyện, thỏa thuận giữa người vay và tổ chức tín dụng chứ không bắt buộc.
Theo đó, phí bảo hiểm là một trong những thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp ngân hàng làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng chỉ thực hiện thu phí bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN.
Số tiền của bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu?
Thường số tiền phải đóng của bảo hiểm khoản vay là 5% số tiền khoản vay. Ví dụ: khách hàng vay 10 triệu thì số tiền bảo hiểm khoản vay là 500.000 đ. Và số tiền này thường được trừ trực tiếp vào khoản vay hoặc cộng thêm vào khoản vay số tiền bảo hiểm này.
- Trường hợp khách hàng không nhận đủ số tiền vay: Khách hàng đăng ký vay 10 triệu đồng thì chỉ nhận được khoản 9,5 triệu đồng (trừ 500 nghìn đồng tiền bảo hiểm khoản vay).
- Trường hợp khách hàng sẽ nhận đủ 10 triệu đồng và ngân hàng sẽ ghi số tiền khách hàng vay là 10,5 triệu đồng.
Tóm lại, bảo hiểm khoản vay là một khoản chi phí không bắt buộc khi khách hàng đi vay tiêu dùng tín chấp. Tuy nhiên, bảo hiểm khoản vay được khuyến khích mua vì hoàn toàn mang lại lợi ích cho khách hàng và phần nào hỗ trợ tổ chức tín dụng trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng.
Khi tư vấn cho khách hàng cần tư vấn rõ ràng, cụ thể để tránh những hiểu lầm không đáng có.
Lợi ích của bảo hiểm khoản vay
Bảo hiểm khoản vay là cần thiết với cả người đi vay và ngân hàng bởi những lợi ích sau:
Đối với người đi vay
Bảo hiểm khoản vay sẽ trở thành chiếc ô bảo vệ người đi vay và giảm gánh nặng cho người thân. San sẻ một phần gánh nặng của khoản nợ trong trường hợp gặp rủi ro, khiến người đi vay mất khả năng chi trả.
Khi có khoản bảo hiểm, công ty tài chính sẽ phần nào an tâm hơn, mức độ đạt của hồ sơ sẽ cao hơn. Từ đó hồ sơ vay được duyệt nhanh hơn.
Đối với tổ chức tín dụng
Các bên cho vay sẽ có cơ sở giảm thiểu rủi ro khi cho vay tín chấp. Do khi có điều khoản bảo hiểm khoản vay này, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chịu một phần hoặc toàn phần chi trả cho công ty tài chính khi khách hàng mất khả năng chi trả.
hàng cho vay trên toàn quốc.
Tìm hiểu lãi suất vay của một số ngân hàng năm 2021
Lãi suất vay chung
Hiện nay, lãi suất vay tại các ngân hàng thường dao động từ 6 – 25%/năm, nhưng mức lãi suất vay này phụ thuộc vào từng ngân hàng, hình thức vay, ưu đãi, hoặc cách tính lãi suất.
Thông thường, đối với vay tín chấp, mức lãi suất dao động từ 16 – 25%/năm, còn đối với vay thế chấp thì lãi suất dao động từ 10 – 12%/năm. Sau đây là bảng lãi suất vay ngân hàng mà các bạn có thể tham khảo.
Bảng lãi suất vay ngân hàng
Hình thức vay | Lãi suất ưu đãi (%/năm) | Lãi suất sau ưu đãi (%/năm) | Thời gian tối đa |
Vay tín chấp | 8,4 – 15,96 | 16 – 25 | 5 năm |
Vay thế chấp | 6 – 8,3 | 10 – 12 | 20 – 25 năm |
Top 10 ngân hàng có lãi suất vay ưu đãi nhất 2021
Hiện nay để đáp ứng và phục vụ khách hàng tốt nhất có rất nhiều ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất cho vay của mình ở mức tương đối thấp. Dưới đây là top 10 ngân hàng có lãi suất vay ưu đãi nhất, bạn có thể tham khảo:
Tên ngân hàng | Lãi suất vay (%/năm) | |
Vay tín chấp | Vay thế chấp | |
Vietcombank | 10,8 – 14,4 | 7,5 |
Vietinbank | 9,6 | 7,7 |
VIB | 16 | 8,8 |
VPBank | 20 | 6,9 – 8,6 |
ACB | 17,9 | 7,5 – 9,0 |
Sacombank | 11 | 7,5 – 8,5 |
BIDV | 11,9 | 6,6 – 7,8 |
TPBank | 17 | 6,9 – 9,9 |
Maritime Bank | 15 | 6,99 |
OCB | 21 | 5,99-7,2 |
Như vậy, bảo hiểm là không bắt buộc nên ngân hàng nào cho vay không mua bảo hiểm là tùy vào thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Nếu bạn cần tư vấn thêm, liên hệ ngay đến 08.49.66.68.68 để được tư vấn trực tiếp miễn phí! Cam kết tư vấn gói vay tốt nhất theo trường hợp cá nhân của bạn.