Một số quy định về đáo hạn ngân hàng

Ngày nay, khái niệm đáo hạn ngân hàng đã không còn xa lạ với người đi vay. Và vì chưa có hành lang pháp lý rõ ràng nên nhu cầu đáo hạn ngân hàng (đảo nợ ngân hàng) vẫn diễn ra. Nhiều đơn vị/ tổ chức tín dụng bất chính lách luật với nhiều hình thức khiến rủi ro tín dụng ngày càng cao. Nhưng từ 15/3/2017, việc đảo nợ chính thức bị cấm và chỉ có một số trường hợp ngoại lệ được thực hiện. Cùng banker 247 tham khảo một số quy định về đáo hạn ngân hàng qua bài viết dưới đây.

Đáo hạn ngân hàng là gì?

Đáo hạn ngân hàng là hình thức chuyển một khoản vay cũ tại ngân hàng đã đến hạn trả nợ nhưng vì lý do nào đó chưa thể thanh toán thành một khoản vay mới tại chính ngân hàng cũ (gọi là đáo hạn tại chỗ) hoặc chuyển sang ngân hàng khác (đáo hạn chuyển ngân hàng) với những ưu đãi hấp dẫn hơn. Vì thế, về bản chất của đáo hạn ngân hàng là tiếp tục kéo dài thời gian khoản nợ cũ, nhưng phải yêu cầu khách hàng tìm cách tất toán nợ cũ, sau đó vay lại khoản mới (đáo hạn để vay thêm).

quy-dinh-ve-dao-han-ngan-hang

Khách hàng nên tìm hiểu về đáo hạn ngân hàng và những quy định cần biết về đáo hạn ngân hàng trước khi tiến hành đáo hạn.

Cơ sở pháp lý 

– Nghị định 94/2018/NĐ-CP

– Thông tư 39/2016/TT-NHNN

Quy định về đáo hạn ngân hàng 

Theo quy định về đáo hạn ngân hàng 1627 ngày 31/12/2001 của Ngân Hàng Nhà Nước. Tại khoản 2 điều 9 thì có ghi rõ là việc đảo nợ (đáo hạn ngân hàng) là điều không được cho phép của Ngân hàng nhà nước. Vì hồ sơ tín dụng khách hàng có vấn đề (Phương án kinh doanh và phương án trả nợ không đúng hoặc có sai lệch gì so với thực tế nên không trả nợ đúng hạn được). Cần phải báo cáo cho ngân hàng nhà nước. 

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 94/2018/NĐ-CP, pháp luật chỉ quy định về việc gia hạn nợ: “Gia hạn nợ là việc cho phép kéo dài thời hạn trả nợ đã cam kết và trong thời gian gia hạn nợ, người vay/người vay lại vẫn phải trả lãi tiền vay.”

Đồng thời, tại thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định về vấn đề cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ tại khoản 10 Điều 2 như sau:

  1. a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi;
  2. b) Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận.

Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã có quy định cụ thể hơn về đảo nợ, dù không trực tiếp sử dụng cụm từ “đảo nợ”, nhưng về bản chất thì tương tự như cách hiểu về đảo nợ hiện nay. Nghị định số 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công đã quy định chính thức về đảo nợ tại khoản 8, Điều 3 như sau: “Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ”.

quy-dinh-ve-dao-han-ngan-hang-moi-nhat

Khách hàng nên cập nhật những quy định về đáo hạn ngân hàng mới nhất tại ngân hàng vay để tránh các rắc rối phát sinh. Ảnh minh họa

Đảo nợ (đáo hạn) ngân hàng có bị pháp luật cấm?

Qua các quy định nêu trên và cụ thể là Thông tư số 39/2016/TT-NHNN có thể thấy việc hoạt động cho vay đảo nợ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Trừ 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Được vay để trả khoản nợ tại chính tổ chức tín dụng đã cho vay nếu thuộc trường hợp: Khách hàng dùng tiền của khoản vay mới để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 2: được vay để trả khoản nợ tại tổ chức tín dụng khác hoặc nợ nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện sau: Khách hàng chỉ được dùng tiền của khoản vay mới để trả nợ trước hạn cho khoản vay thuộc 3 trường hợp sau: (i) Vay phục vụ hoạt động kinh doanh; (ii) Thời hạn cho vay không vượt thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; (iii) Khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. 

quy-dinh-ve-dao-han-ngan-hang-2

Một số trường hợp đặc biệt được phép đáo hạn ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Lưu ý của Banker 247 đối với vấn đề quy định về đáo hạn ngân hàng

    • Bài viết sử dụng những kiến thức pháp lý được trích dẫn cơ sở pháp lý theo quy định của pháp luật. 
    • Quý khách hàng chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo tại thời điểm hiện tại. Vì pháp luật có thể sửa đổi, bổ sung mà chúng tôi chưa kịp cập nhật.
    • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan đến dịch vụ đáo hạn ngân hàng, ý kiến pháp lý quy định về đáo hạn ngân hàng hoặc cần tư vấn cho dịch vụ cụ thể liên quan đến đáo hạn ngân hàn liên hệ với chuyên viên tài chính của chúng tôi theo Hotline: 08.49.66.68.68.

Trên đây, là tổng hợp mới nhất, đầy đủ nhất một số quy định về đáo hạn ngân hàng từ Vay Ngân Hàng 247. Hy vọng, với những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết trong quá trình giao dịch với ngân hàng, tránh rơi vào các tình trạng đáng tiếc xảy ra khi đáo hạn ngân hàng vi phạm pháp luật. 

- Banker247 chuyên hỗ trợ bạn vay tại ngân hàng (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank,…) đối với các trường hợp khó như: KHÔNG chứng minh thu nhập, KHÔNG có phương án kinh doanh, bị NỢ XẤU ngân hàng, Nhà hẻm nhỏ, Nhà diện tích nhỏ, đất dính quy hoạch, Không chứng minh được thu nhập, Tài sản thế chấp xấu, Tuổi quá cao, bị ngân hàng từ chối vay => cần vay vốn có TÀI SẢN THẾ CHẤP (nhà đất, v.v... ) có phí dịch vụ.
- Banker247 cam kết giúp bạn giải ngân nhanh số 1 (Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, v.v...) và chi phí tốt và nhanh số 1.
- Banker247 chỉ hỗ trợ vay và lấy phí dịch vụ không cho vay. Vì thế Anh/chị có thể yên tâm tuyệt đối khi đến dịch vụ của chúng tôi.
- Banker247 có dịch vụ Đáo Hạn Ngân Hàng, Giải Chấp Ngân Hàng nhanh, chi phí thấp số 1.


Có Thể Bạn Thích :