Tóm tắt nội dung
- 1 1 tỷ là số tiền vay khá lớn với nhiều khách hàng cá nhân kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Do đó vay ngân hàng 1 tỷ lãi suất bao nhiêu được nhiều người quan tâm để lên kế hoạch tài chính tốt hơn.
- 2 Những cách tính lãi suất vay ngân hàng
- 3 Khi bạn nợ ngân hàng 1 tỷ, lãi suất phải trả là bao nhiêu?
- 4 Lãi suất vay ngân hàng nào tốt?
1 tỷ là số tiền vay khá lớn với nhiều khách hàng cá nhân kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Do đó vay ngân hàng 1 tỷ lãi suất bao nhiêu được nhiều người quan tâm để lên kế hoạch tài chính tốt hơn.
Những cách tính lãi suất vay ngân hàng
Lãi suất mà ngân hàng đưa ra là con số phần trăm lãi trên 1 năm, ví dụ như 10%/năm, 15%/năm,… Đôi khi ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng muốn tạo sự hấp dẫn sẽ thông báo lãi suất tính theo tháng như 1%/tháng, 1,2%/tháng,… Vì thế nếu thấy lãi suất ngân hàng quá thấp thì nên tìm hiểu kĩ tính theo tháng hay theo năm nhé.
Hiện nay, ngân hàng áp dụng lãi suất vay theo các cách như sau:
Tính theo lãi suất cố định
Theo cách tính này, lãi suất được giữ nguyên không thay đổi trong suốt thời hạn vay, như nhau cho từng tháng. Điều này giúp tránh những rủi ro do biến động lãi suất thị trường, cũng giúp doanh nghiệp tính toán tài chính chính xác hơn.
Ví dụ: Anh A vay ngân hàng 20 triệu đồng, thời hạn 1 năm với lãi suất 12%/năm tính cố định. Như vậy hàng tháng, anh A phải trả lãi hàng tháng số tiền:
20.000.000 x (12%/12) = 200.000đ trong suốt 12 tháng.
Tính theo lãi suất thả nổi
Theo cách tính này, lãi suất áp dụng thay đổi theo quy định và chính sách của các ngân hàng ở từng thời kỳ khác nhau. Lãi suất này thường tính như sau:
Lãi suất = Chi phí vốn + Biên độ lãi suất cố định
Lãi suất = Chi phí vốn cố định + Biên độ lãi suất thay đổi.
Ví dụ: Anh B vay 20 triệu đồng, thời hạn 1 năm với lãi suất 1%/tháng cố định trong 6 tháng đầu, 6 tháng sau tính lãi suất thả nổi. Như vậy, trong 6 tháng đầu, mỗi tháng anh phải trả lãi ngân hàng:
20.000.000 x 1% = 200.000đ.
Từ tháng thứ 7, lãi suất tính dựa theo lãi suất hiện tại tại thời điểm tính của thị trường.
Như vậy, trong 6 tháng đầu, số tiền của anh A và anh B giống nhau theo cả 2 cách tính lãi suất. Tuy nhiên ở 6 tháng sau, tùy vào lãi suất thị trường cao hay thấp mà anh B phải trả lãi suất nhiều hay ít hơn anh A. Nếu vay trong thời gian dài với số tiền lớn, lãi suất thả nổi này là rủi ro khá lớn mà cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng phải chịu.
Tính theo lãi suất hỗn hợp
Trong trường hợp này, một khoảng thời gian đầu của gói vay sẽ tính lãi suất cố định, sau đó tính theo lãi suất thả nổi. Cách tính này cũng khá phổ biến hiện nay, thường thời gian đầu khách hàng sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi.
Ví dụ: Anh C vay số tiền 100$ trong thời gian 2 năm, lãi suất là 10% tính theo lãi suất hỗn hợp. Năm đầu tiên số tiền lãi là 10$, tiền gốc giữ nguyên 100$, tổng số tiền là 110$. Sang năm thứ 2, lãi suất 10% áp dụng cho cả tiền gốc lẫn tiền lãi, tổng lãi tích lũy cho năm thứ 2 là 11$ (10$ lãi từ 100$ gốc và 1$ lãi từ 10$ của năm trước).
Mỗi cách tính lãi này đều có ưu nhược điểm riêng, song ngân hàng thường dùng 2 cách tính lãi đầu tiên hơn. Bạn hãy cân nhắc kĩ để chọn phương án vay tốt nhất nhé.
Khi bạn nợ ngân hàng 1 tỷ, lãi suất phải trả là bao nhiêu?
Cụ thể với số tiền vay ngân hàng 1 tỷ đồng, chúng ta cùng tính lãi suất phải trả khi vay trong các trường hợp tính lãi sau:
Tính lãi suất theo dư nợ giảm dần
Lãi suất cố định hàng tháng là 1%, vay trong 10 năm (120 tháng):
+ Tháng đầu tiên:
Tiền lãi tháng đầu = 1% × 1.000.000.000 = 10.000.000 VNĐ.
Tiền gốc = 1.000.000.000 ÷ 120 tháng = 8.340.000 VNĐ.
Tổng lãi + gốc tháng đầu = 10.000.000 + 8.340.000 = 18.340.000 VNĐ.
+ Tháng thứ hai:
Tiền lãi tháng thứ 2 = (1.000.000.000 – 8.340.000) × 1% = 9.916.600 VNĐ (giảm hơn tháng đầu).
Tiền gốc = 1.000.000.000 ÷ 120 tháng = 8.340.000 VNĐ.
Tổng lãi + gốc = 9.916.600 + 8.340.000 = 18.256.600 VNĐ (giảm đi hơn 80.000 so với tháng đầu tiên).
Tương tự đến các tháng tiếp theo cho đến tháng cuối cùng (tháng 120).
Có thể thấy lãi suất vay của hợp đồng vay này sẽ tiếp tục giảm dần khá nhiều theo số tiền gốc đã được trả từng kỳ cho đến hết hạn thanh toán. Với các thời hạn vay khác như 10 năm, 15 năm hay lâu hơn, cách tính lãi suất cũng tương tự.
Tính lãi suất theo mức cố định
Tương tự khách hàng A cũng vay 1 tỷ trong vòng 10 năm (120 tháng) với lãi suất cố định 1%/tháng. Cụ thể mỗi tháng số tiền phải trả là:
Số tiền lãi phải trả là: 1% × 1.000.000.000 = 10.000.000 VNĐ
Số tiền gốc bạn phải trả cho ngân hàng: 1.000.000.000 ÷ 120 tháng = 8.340.000 VNĐ
Như vậy, Tổng tiền gốc + lãi phải trả hàng tháng = 18.340.000 VNĐ.
Lãi suất vay ngân hàng nào tốt?
Số tiền 1 tỷ là khá lớn với nhiều khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp, do đó nếu không tính toán kĩ, khoản nợ lãi suất và nợ gốc có thể là gánh nặng tài chính kìm hãm sự phát triển. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều hỗ trợ vay thế chấp số tiền 1 tỷ đồng hoặc nhiều hơn, tùy vào giá trị tài sản đảm bảo cũng như mục đích vay vốn.
Mức lãi suất vay ngân hàng cũng khá tương đương và cạnh tranh nhau, dao động từ 8 – 10%/năm trong thời gian ưu đãi. Sau ưu đãi lãi suất thường là 10 – 15%/năm. Tuy nhiên một số gói vay ưu đãi lãi suất sẽ tốt hơn, tùy theo điều khoản và điều kiện của khách hàng.
Mọi sự thay đổi lãi suất trong thời hạn vay đều được thông báo đến khách hàng để có thống nhất tốt nhất. Một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu chính là lãi suất ngân hàng nào thấp? Cập nhật mới nhất 5/2020, chúng tôi đưa ra bảng lãi suất top 10 Ngân hàng được nhiều khách hàng chọn vay nhất dưới đây:
ên ngân hàng | Lãi suất vay (%/năm) | |
Vay tín chấp | Vay thế chấp | |
Vietcombank | 7,2 | 7,2 – 8 |
Vietinbank | 9,6 | 6 |
VIB | 8,4 – 16,5 | 6,84 – 8,3 |
VPBank | 15,96 | 4,9 – 6,99 |
ACB | 11 – 18 | 7,5 – 9 |
Sacombank | 9,6 | 7,49 – 8,5 |
BIDV | 7,3 | 6 – 7,3 |
TPBank | 6,9 | 6,8 – 9,9 |
Maritime Bank | 9,6 – 15,6 | 6,9 |
OCB | 19,92 | 6,99 |
Số tiền 1 tỷ đồng vay vốn thường khách hàng phải có tài sản thế chấp mới có thể tiếp cận tiền vay, hơn nữa lãi suất cũng thấp hơn nhiều so với vay tín chấp. Qua bảng thống kê trên thì có thể thấy, ngân hàng Vietinbank đang áp dụng lãi suất cho vay thấp nhất, chỉ có 6%/năm.
Các ngân hàng khác như Vietcombank, BIDV, TPBank, VPBank,… cũng có lãi suất khá tốt. Mỗi ngân hàng đều có những thế mạnh riêng, ngoài lãi suất thì khách hàng cũng nên quan tâm đến hạn mức cho vay, cách tính lãi suất, hình thức vay và các ưu đãi liên quan khác.
Những khách hàng cần vốn gấp, muốn thực hiện thủ tục vay và giải ngân nhanh chóng thì có thể tham khảo một số ngân hàng như Maritime Bank, Sacombank, VIB,… Các gói vay nhanh không cần tài sản đảm bảo sẽ giúp bạn giải quyết nhanh khó khăn trước mắt. Để nắm rõ lãi suất và các thông tin vay vốn liên quan, bạn có thể liên hệ với chi nhánh hoặc phòng giao dịch gần nhất.
Vay ngân hàng 1 tỷ lãi suất bao nhiêu tùy thuộc từng ngân hàng và cách tính lãi suất cụ thể với từng trường hợp. Chúc bạn có một khoản vay nhanh chóng và hiệu quả.
Banker 247 sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu vay vốn! Liên hệ ngay đến 08.49.66.68.68 để được tư vấn trực tiếp miễn phí! Cam kết tư vấn gói vay tốt nhất theo trường hợp cá nhân của bạn.