Vay thế chấp hồ sơ khó nếu bị từ chối thì giải quyết thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới khách hàng vay thế chấp, tín chấp bị từ chối. Vậy với vay thế chấp hồ sơ khó, bị từ chối giải quyết thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Hồ sơ tín chấp bị từ chối nhiều nguyên nhân do nợ xấu
Hồ sơ tín chấp bị từ chối nhiều nguyên nhân do nợ xấu

Lí do hồ sơ tín chấp bị từ chối

Nếu bạn và hồ sơ vay vốn mắc phải những nguyên nhân dưới đây thì ngân hàng sẽ từ chối cho vay, hoặc có thể liệt bạn vào danh sách “đen”.

Khác hàng có nợ xấu trên CIC

Các ngân hàng Việt Nam liên kết với nhau qua Trung tâm tín dụng trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, viết tắt là CIC. Hệ thống CIC cập nhật thông tin về các khách hàng vay ở tất cả các ngân hàng như: Đã từng vay ở đâu? Khoản vay trước là bao nhiêu? Có trả nợ đúng hạn không? Mục đích vay là gì?…

Nếu khách hàng từng trả chậm, cố tình không trả khoản vay thì sẽ bị đánh dấu nợ xấu trên CIC. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà ngân hàng sẽ xem xét có nhận hồ sơ vay thế chấp, tín chấp hay không.

Nợ xấu có thể chi thành 5 nhóm sau:

Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn

Nghĩa là các khoản nợ đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nếu khách hàng quá hạn từ 1 – dưới 10 ngày thì vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng bị phạt 150% lãi quá hạn.

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý

Nghĩa là các khoản nợ quá hạn từ 10 – dưới 90 ngày.

Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn

Nghĩa là các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày.

Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ

Nghĩa là các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày.

Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn

Nghĩa là các khoản nợ quá hạn hơn 360 ngày.

Nợ xấu càng nguy cơ cao thì càng khó vay tín chấp
Nợ xấu càng nguy cơ cao thì càng khó vay tín chấp

Khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 1 hoặc 2 thì vẫn sẽ có khả năng vay tín chấp, thế chấp được. Nhưng nếu thuộc nhóm 3, 4 hay 5 thì hồ sơ vay sẽ bị từ chối.

Hồ sơ vay thiếu giấy tờ cần thiết

Các ngân hàng đều quy định rất rõ điều kiện và thủ tục vay tín chấp, gồm những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn quên, không mang giấy tờ hoặc giấy tờ không đủ tiêu chuẩn.

Những giấy tờ tùy thân như CMND, hộ khẩu, giấy tờ nhà, giấy đăng ký kết hôn,… đều là giấy tờ cần thiết và phải mang theo khi đến ngân hàng làm hồ sơ vay vốn. Nếu thiếu những giấy tờ hồ sơ này, hoặc giấy tờ bị mờ, rách nát, không rõ số,… cũng sẽ bị từ chối.

Khách hàng làm hồ sơ không thành thật

Bên cạnh giấy tờ hồ sơ, ngân hàng luôn có những câu hỏi để kiểm tra mức uy tín của bạn, về mục đích sử dụng vốn vay, nguồn thu nhập thực tế, tài sản đảm bảo, tình trạng hôn nhân,…

Bạn nên làm hồ sơ và trả lời các câu hỏi đúng sự thật, bởi ngay khi phát hiện có thông tin sai lệch, nhân viên báo về và khoản vay của bạn  bị từ chối.

Không chứng minh được thu nhập

Một số ngân hàng có chính sách hỗ trợ vay trả góp không cần chứng minh thu nhập, song khoản vay thường nhỏ hơn 10 triệu. Còn nếu muốn vay nhiều hơn thì bạn cần cung cấp bảng lương, giấy bổ nhiệm công tác, sao kê,…

Vay số tiền càng lớn thì mức tiền lương tối thiểu yêu cầu càng cao.

Khách hàng đang vay tại tổ chức khác

Khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện, nhưng đang trong quá trình vay vốn ở tổ chức tín dụng khác cũng dễ rơi vào tình trạng bị từ chối. Cả những trường mua trả góp điện thoại tại Home Credit hay FE Credit cũng vậy.

Khách hàng vay vốn cần chứng minh mục đích sử dụng rõ ràng
Khách hàng vay vốn cần chứng minh mục đích sử dụng rõ ràng

Vay vốn hộ người khác

Ngân hàng nhà nước quy định, nếu người đi vay sử dụng số tiền đó không đúng mục đích hoặc vay cho người khác thì hồ sơ vay cũng không được duyệt. Ngoài ra, ngân hàng cũng sẽ xác định trách nhiệm pháp lý rõ ràng với đối tượng thực hiện khoản vay. Vì thế, nếu có nhu vay tiền, hãy làm việc trực tiếp với đơn vị cho vay, có thể có bên thứ 3 bảo lãnh.

Nộp hồ sơ vay cho chuyên viên chưa nhiều kinh nghiệm

Với đơn vị cho vay, là tổ chức tín dụng ngoài ngân hàng hoặc ngân hàng, các nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ không hỗ trợ tốt cho người vay. Từ đó nảy sinh nhiều rắc rối trong quá trình làm thủ tục, gây mất thời gian mà còn có thể bị trả hồ sơ.

Nộp hồ sơ ở nhiều ngân hàng cùng một thời điểm

Nhiều khách hàng do tâm lý nôn nóng cần khoản vay mà làm hồ sơ hàng loạt, gửi ở nhiều nơi. Khi bị phát hiện, chắc chắn hồ sơ của người đó sẽ bị từ chối. Nếu không yên tâm về tình trạng hồ sơ, bạn có thể liên hệ với nhân viên thẩm định.

Giải quyết hồ sơ khó, hồ sơ bị từ chối thế nào?

Tìm hiểu nguyên nhân

Khi nhận được thông tin hồ sơ bị từ chối vay tín chấp, thế chấp, hãy bình tĩnh. Điều đầu tiên bạn nên làm vào lúc này là hỏi lý do vì sao bị từ chối vay. Bởi theo quy định, những hồ sơ vay tín chấp bị từ chối thì phải chờ đến 6 tháng sau mới có thể vay lại.

Nếu không yên tâm, bạn hãy đề nghị nhân viên để rút hồ sơ vay của mình. Nếu bị từ chối vay do điểm tín dụng xấu thì nên cải thiện lại tình hình tài chính.

Thông tin khách hàng trên hệ thống tín dụng CIC cập nhật thường xuyên
Thông tin khách hàng trên hệ thống tín dụng CIC cập nhật thường xuyên

Kiểm tra báo cáo tín dụng CIC thường xuyên

Báo cáo tín dụng của cá nhân vay vốn được cập nhật thường xuyên trên hệ thống CIC. Hãy kiểm tra, rà soát xem các thẻ tín dụng của mình có bị lạm chi, sử dụng không rõ ràng hay không. Đảm bảo điểm tín dụng tốt sẽ giúp bạn vay vốn dễ dàng ở bất cứ đơn vị nào.

Nâng cao điểm tín dụng

Không những đảm bảo không có tín dụng xấu, việc nâng cao điểm tín dụng tích lũy thường xuyên cũng tăng mức uy tín của bạn. Thực hiện bằng cách giảm dư nợ và giữ chi tiêu tín dụng không quá 30%.

Nếu đã trả hết dư nợ, hãy cứ tiếp tục duy trì thẻ tín dụng. Việc sử dụng thẻ tín dụng càng lâu thì càng có cơ hội tăng điểm tín dụng. Tuy nhiên, cũng đừng dùng một lúc quá nhiều thẻ, bởi đây là dấu hiệu ngân hàng đánh giá tình hình tài chính của bạn kém đi, phải vay nợ nhiều và đánh giá thấp điểm tín dụng xuống.

Lựa chọn ngân hàng, tổ chức tín dụng khác

Nếu hồ sơ bị từ chối do nợ xấu, điểm tín dụng kém thì tùy vào nhóm nợ xấu, hồ sơ của bạn có thể được hoặc không duyệt ở bất cứ đơn vị tín dụng nào khác. Nhưng nếu lý do bạn bị từ chối do thiếu giấy tờ, nhân viên tư vấn chưa rõ ràng, người đi vay không phải là bạn,…thì bạn có thể chuẩn bị lại hồ sơ và nộp ngân hàng khác.

Có nên vay vốn hồ sơ khó khi bị nợ xấu?

Như đã trình bày ở trên, khi cá nhân bị nợ xấu thì toàn hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng đều biết và dè chừng việc cho vay. Vì thế, bạn không nên vay vốn, hoặc mua hàng hóa trả góp ngay mà cân nhắc thanh toán hết khoản nợ vay cũ trước.

Nên xử lý nợ xấu trước khi vay vốn tiếp
Nên xử lý nợ xấu trước khi vay vốn tiếp

Nhưng nếu bạn thực sự muốn vay vốn hoặc mua trả góp thì có thể nhờ tư vấn và nộp hồ sơ có khả năng cao tại các công ty tài chính ngoài ngân hàng để được xét duyệt vay.

Ngoài ra, trước khi vay, bạn cần tính toán khả năng trả nợ định kỳ của mình. Nếu khoản chi trả hàng tháng, hàng kì chiếm dưới 50% thu nhập thì hãy vay, còn lớn hơn thì không nên. Bởi khoản vay này sẽ gây gánh nặng, áp lực lớn, lãi mẹ đẻ lãi con vô cùng nguy hiểm.

Như vậy, mỗi khách hàng khi vay thế chấp hồ sơ khó nói riêng và vay vốn nói chung cần có nghĩa vụ thanh toán nợ đầy đủ, đúng hạn, không ảnh hưởng đến khả năng vay vốn sau đó.

Banker 247 có hỗ trợ vay trường hợp hồ sơ khó gọi ngay đến 08.49.66.68.68 để được tư vấn trực tiếp miễn phí! Cam kết tư vấn gói vay tốt nhất theo trường hợp cá nhân của bạn.

- Banker247 chuyên hỗ trợ bạn vay tại ngân hàng (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank,…) đối với các trường hợp khó như: KHÔNG chứng minh thu nhập, KHÔNG có phương án kinh doanh, bị NỢ XẤU ngân hàng, Nhà hẻm nhỏ, Nhà diện tích nhỏ, đất dính quy hoạch, Không chứng minh được thu nhập, Tài sản thế chấp xấu, Tuổi quá cao, bị ngân hàng từ chối vay => cần vay vốn có TÀI SẢN THẾ CHẤP (nhà đất, v.v... ) có phí dịch vụ.
- Banker247 cam kết giúp bạn giải ngân nhanh số 1 (Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, v.v...) và chi phí tốt và nhanh số 1.
- Banker247 chỉ hỗ trợ vay và lấy phí dịch vụ không cho vay. Vì thế Anh/chị có thể yên tâm tuyệt đối khi đến dịch vụ của chúng tôi.
- Banker247 có dịch vụ Đáo Hạn Ngân Hàng, Giải Chấp Ngân Hàng nhanh, chi phí thấp số 1.


Tags: , , ,
Có Thể Bạn Thích :