Tóm tắt nội dung
- 1 Vay thế chấp sổ hồng là hình thức vay thế chấp tài sản, trong đó sổ hồng là tài sản đảm bảo với ngân hàng. Vậy sổ hồng là gì? Thủ tục vay thế chấp sổ hồng như thế nào?
- 2 Sổ hồng là gì? Sổ hồng có khác sổ đỏ không?
- 3 Điều kiện và ưu điểm khi tham gia vay thế chấp sổ hồng tại ngân hàng
- 4 Quy trình và giấy tờ liên quan đến vay thế chấp sổ hồng tại ngân hàng
- 5 Lãi suất vay thế chấp sổ hồng tại một số ngân hàng hiện nay
Vay thế chấp sổ hồng là hình thức vay thế chấp tài sản, trong đó sổ hồng là tài sản đảm bảo với ngân hàng. Vậy sổ hồng là gì? Thủ tục vay thế chấp sổ hồng như thế nào?
Sổ hồng là gì? Sổ hồng có khác sổ đỏ không?
Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, và được Bộ Xây Dựng ban hành. Trong sổ hồng ghi rõ thông tin bạn sử dụng nhà như thế nào, đất cấp cho bạn là đất riêng hay đất chung cư, và một số thông tin như sau :
- Quyền sử hữu đất: số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, thời hạn sử dụng đất và diện tích.
- Quyền sở hữu nhà: kết cấu ngôi nhà, diện tích sử dụng để xây dựng, diện tích sử dụng chung hay riêng, số tòa, số tầng,…
Ngoài ra giá trị của sổ hồng không có giá trị vĩnh viễn mà bạn chỉ có thể sở hữu trong một thời gian dài.
Phân biệt sổ hồng và sổ đỏ
Sổ đỏ có tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Sổ hồng có tên gọi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở được cấp theo Điều Luật 11 Luật nhà ở năm 2005. Sổ hồng do Bộ Xây dựng ban hành.
Tuy nhiên đến ngày 10/12/2009 theo Nghị Định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ đã quyết định thống nhất tên gọi của hai loại sổ này thành một tên gọi chung là: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất”. Và đều do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành.
Đến thời điểm hiện tại hai loại sổ này vẫn đang được lưu hành và đều có giá trị pháp lý ngang nhau. Giá trị tài sản thế chấp không phụ thuộc vào 2 loại giấy tờ này mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Yếu tố địa hình, không gian, diện tích,…những vấn đề này sẽ do bên định giá tài sản thực hiện.
Điều kiện và ưu điểm khi tham gia vay thế chấp sổ hồng tại ngân hàng
Những ai được tham gia vay thế chấp sổ hồng tại ngân hàng?
- Khách hàng có đồ tuổi từ 18 đến 60 (có ngân hàng quy định trên 22 tuổi. Là người mang quốc tịch Việt Nam, có hộ khẩu hoặc thường trú tại địa điểm gần chi nhánh ngân hàng cho vay thế chấp.
- Chứng minh được năng lực tài chính, đủ khả năng thanh toán khoản nợ đã vay.
- Khoản vay phải được sở hữu hoặc được bảo lãnh bởi người sở hữu khối bất động sản đó.
- Không thuộc danh sách nợ xấu CIC của các ngân hàng hoặc các quỹ tín dụng ngoài ngân hàng.
Ưu điểm khi vay thế chấp sổ hồng tại ngân hàng
- Bạn sẽ được tư vấn cụ thể, rõ ràng các thắc mắc trước khi tham gia vay vốn.
- Thời gian xét duyệt hồ sơ thủ tục và giải ngân vốn nhanh.
- Khoản tiền vay vốn lớn với lãi suất ưu đãi, thời gian trả nợ dài, có thể lên đến 20 năm đối với một số ngân hàng.
- Số tiền cho vay khi thế chấp sổ hồng là tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo.
- Có thể sử dụng tài sản hình thành từ các khoản vay vốn để thế chấp thay thế.
Quy trình và giấy tờ liên quan đến vay thế chấp sổ hồng tại ngân hàng
Quy trình vay thế chấp sổ hồng tại ngân hàng
- Nhân viên tư vấn sẽ giải đáp thắc mắc cho khách hàng về khoản vay, lãi suất, ưu đãi khi vay vốn tại ngân hàng đó.
- Sau khi bạn đồng ý vay vốn, nhân viên sẽ tiến hành thu thập thông tin để tải lên hệ thống.
- Bên thứ ba hoặc bộ phận thẩm định của ngân hàng tiến hành kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ mà khách hàng cung cấp. Do đây là vấn đề liên quan đến pháp lý, để đảm bảo an toàn cho khoản vay nên sẽ bị kiểm tra rất gắt gao. Để tránh rắc rối sau này khách hàng nên cung cấp thông tin chính xác và chân thực nhất.
- Trình hồ sơ lên bộ phận cao cấp, sau khi được duyệt hồ sơ sẽ tiến hành công chứng và giải ngân khoan vay cho khách hàng.
Các giấy tờ cần thiết khi vay thế chấp sổ hồng
- Điền vào mẫu đơn Đề nghị vay vốn do ngân hàng cung cấp.
- Chứng minh nhân dân không quá 15 năm kể từ ngày cấp, hình ảnh phải rõ ràng không bị mờ hoặc có dấu hiệu tẩy xóa.
- Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Nếu độc thân bạn cần được xác nhận bởi khu phố, tổ dân phố nơi bạn đang sinh sống.
- Phần giấy tờ quan trọng nhất trong việc vay vốn đó chính là cuốn Sổ hồng của bạn. Các giấy tờ liên quan đến chuyển nhượng, thừa kế quyền sở hữu khối bất động sản mà sổ hồng đứng tên.
- Giấy tờ chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động trên 1 năm kể từ ngày ký hoặc in sao kê bảng lương trong 6 tháng gần nhất.
Lãi suất vay thế chấp sổ hồng tại một số ngân hàng hiện nay
Vấn đề quan trọng nhất khi tham gia vay thế chấp mà khách hàng liên quan đó là lãi suất khi vay và thời gian cho vay. Do lãi suất vay có sự thay đổi hàng ngày, nhưng ngân hàng luôn đưa ra những chính sách kèm theo để tối ưu hóa lợi ích của khách hàng. Một số thông tin về lãi suất mà các ngân hàng hiện nay đang thực hiện.
Vay thế chấp sổ hồng ngân hàng BIDV
- Mức lãi suất 7% trên một năm
- Hạn mức vay tối đa lên đến 2000 tỷ đồng.
- Thời gian vay tối đa 20 năm.
Vay thế chấp sổ hồng tại ngân hàng Agribank
- Mức lãi suất 6-9% trên năm
- Hạn mức vay tối đa 75% giá trị tài sản đảm bảo.
Tại ngân hàng Vietcombank
- Lãi suất dao động trong khoảng 7,2-8% cố định trong 1 đến 2 năm đầu. Các năm sau áp dụng mức lãi suất 3-3,5%
- Hạn mức vay tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp
- Thời gian cho vay lên đến 15 năm.
Tại ngân hàng Vietinbank
- Hạn mức vay có thể lên đến 90% giá trị tài sản đảm bảo.
- Thời gian cho vay giao động từ 5 đến 20 năm tùy vào trường hợp tham gia vay vốn.
Ở trên là bốn ngân hàng nổi tiếng tại Việt Nam có nhiều chi nhánh khắp trên cả nước. Do vậy nếu có nhu cầu khách hàng nên đến tận nơi mà mình định vay vốn để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết nhé. Do lãi suất thay đổi theo thời gian nên số liệu của bài viết cung cấp chỉ mang tính chất tương đối và tham khảo.
Sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý như nhau do vậy các thủ tục vay thế chấp sổ hồng giống như vay thế chấp sổ đỏ. Bên cạnh đó còn có rất nhiều hình thức vay thế chấp tài sản khác nhưng về vấn đề xét duyệt hồ sơ và thời gian giải ngân vẫn không nhanh chóng bằng vay thế chấp sổ hồng hoặc vay thế chấp sổ đỏ.