Vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ 2023: Điều kiện, thủ tục cần thiết

Vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được duyệt không? Điều kiện, thủ tục & quy trình mới nhất 2023 vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có gì khác biệt. Đây là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người có ý định tiến hành vay vốn.

Mời bạn cập nhật những thông tin mới nhất về việc vay thế chấp sử dụng sổ đỏ không chính chủ qua bài viết dưới đây của Banker 247.

Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là gì? 

Bình thường, khi tiến hành vay thế chấp, người đi vay vốn thường sử dụng sổ đỏ, sổ hồng hoặc các giấy tờ chứng minh khả năng kinh tế khác để đảm bảo khả năng chi trả nợ vay. Do đó, có không ít người nghĩ rằng chỉ cần có sổ đỏ để thế chấp là có thể vay vốn ngân hàng, dù việc người đứng tên trên sổ đỏ có phải là mình hay không sẽ không quan trọng.  

Thực tế, điều này không đúng, khi muốn vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ ngân hàng sẽ phải tiến hành quy trình thẩm định & duyệt hồ sơ tùy vào từng trường hợp cụ thể rồi mới có quyết định phê duyệt yêu cầu vay hay không. Như vậy, vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ được hiểu là người đi vay tiền và người đứng tên hợp pháp trên sổ đỏ là hai người khác nhau. Nói cách khác, người đứng tên trên sổ đỏ chính là người bảo lãnh khoản vay. 

Vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?

Ngày nay, phần lớn các ngân hàng vẫn đồng ý hình thức sử dụng sổ đỏ không chính chủ để vay tiền. Tuy nhiên, người đi vay cũng phải xác định rằng, hình thức vay như thế này có nhiều hạn chế về điều kiện cũng hơn so với việc vay bằng giấy tờ chính chủ, từ đó dẫn đến khả năng xét duyệt thấp hơn, nguồn vốn vay cũng không lớn bằng.

Vì sổ đỏ là một trong những giấy tờ chứng minh khả năng kinh tế của người đi vay, nên việc sử dụng sổ đỏ không chính chủ cần sự đồng thuận giữa người đi vay và người đứng tên trên sổ đỏ, với mục đích chính đáng. Dựa theo đó, ngân hàng sẽ xác minh thông tin, tìm hiểm thái độ, mục đích sử dụng dòng tiền, khả năng tài chính… để đưa ra quyết định. Banker 247 cũng xin được lưu ý bạn rằng, trường hợp này tuy vẫn có khả năng vay được tiền nhưng xác suất thành công không cao. 

Hiện nay, có nhiều người muốn qua mặt ngân hàng bằng cách sử dụng dịch vụ vay hộ, vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ nhưng mập mờ, không rõ ràng, hoặc sử dụng giấy tờ của nhiều người quen khác nhau để tiến hành “chạy vốn”. Chúng tôi không khuyến khích điều này vì quá trình làm việc của ngân hàng rất minh bạch, nghiêm ngặt, do đó nếu bị phát hiện, khó tránh trường hợp không giải ngân được nguồn vốn vay mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín và khả năng vay vốn trong tương lai.

vay-tien-the-chap-so-do-khong-chinh-chu-tai-cac-ngan-hang

Vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ tại các ngân hàng. 

Các trường hợp vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ hợp pháp

Trước khi tiến hành vay vốn bằng sổ đỏ không chính chủ, người vay tiền nên tham khảo các trường hợp sau. Hiện tại, nhiều ngân hàng thường chấp nhận yêu cầu vay vốn bằng sổ đỏ đứng tên người khác với 01 trong 03 trường hợp sau:

Người vay tiền đồng đứng tên sở hữu tài sản

Do văn hoá sở hữu nhà đất và đặc trưng “tam đại đồng đường”, con cái ở chung với cha mẹ… của Việt Nam, nhiều người không có tài sản sở hữu cá nhân mà sẽ đứng tên chung với người thân, hoặc là người lớn trụ cột trong gia đình sẽ đứng tên tài sản có giá trị. Vì vậy, vẫn có trường hợp người vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ nhưng vẫn được chấp nhận:

+ Người đứng tên có quan hệ huyết thống với người đi vay: ông bà, bố mẹ, anh chị em, con cái…

+ Người đứng tên có quan hệ hôn nhân, ràng buộc với người đi vay: vợ chồng, con nuôi hợp pháp, người giám hộ…

Với những trường hợp trên, tốt nhất nên chuẩn bị giấy tờ thể hiện mối quan hệ để tăng mức độ chứng thực uy tín.

Người vay tiền có mối quan hệ gần gũi với người đứng tên sở hữu tài sản

Bên cạnh những mối quan hệ gia đình mật thiết, vẫn có những trường hợp người đi vay và người đứng tên trên sổ đỏ có mối quan hệ gần gũi, thân thiết, ví dụ là họ hàng gần, bạn bè, chi trên chi dưới trong gia đình, anh em kết nghĩa… Tuy nhiên, những trường hợp này có rất ít khả năng được ngân hàng duyệt vay. Bởi để gói vay được chấp nhận, ngân hàng phải tiến hành xem xét xem người bảo lãnh có nợ xấu không, nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không, lịch sử thanh toán nợ, số dư nợ, năng lực tài chính, tư cách pháp nhân… 

Nếu vay tiền thành công, bản thân người đứng tên trên sổ đỏ sẽ trở thành người bảo lãnh, phải đáp ứng đầy đủ những trách nhiệm, nghĩa vụ mà ngân hàng đã đưa ra. Hai bên cũng sẽ nhận được thông báo rõ ràng từ phía ngân hàng để có thể tiến hành đúng pháp luật nếu có vấn đề phát sinh hay rủi ro xảy ra. 

Lưu ý: Nếu chẳng may khách hàng đã bị gắn mác nợ xấu, nợ khó đòi, tài sản thế chấp xấu, tuổi quá cao… khách hàng từ chối cho vay hãy liên hệ ngay Banker 247 – Dịch vụ hỗ trợ vay ngân hàng đối với các trường hợp khó cam kết chi phí thấp nhất, giải ngân nhanh nhất Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

no-xau-co-vay-tien-the-chap-so-do-khong-chinh-chu-duoc-khong

Bị nợ xấu có vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ được không là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Người vay tiền và người đứng tên sổ đỏ không chứng minh được mối quan hệ

Như Banker 247 đã trình bày, khi vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ, người đứng tên trên sổ đỏ sẽ trở thành người bảo lãnh. Do đó, trong trường hợp này, ngân hàng sẽ thẩm định người bảo lãnh tương tự như người đi vay, để đảm bảo lịch sử thanh toán nợ, số dư nợ, năng lực tài chính, tư cách pháp nhân… của hai bên đáp ứng đầy đủ điều kiện.

Bên cạnh đó, do các trường hợp vay vốn “không ai giống ai”, nên ngân hàng có thời gian xác minh và quyết định khác nhau, linh động theo kết quả điều tra khả năng tài chính của từng trường hợp. Do đó, để gói vay có khả năng thành công cao nhất, bạn nên tìm đến sự tư vấn của các công ty tài chính có kinh nghiệm, uy tín để nhận được tư vấn hợp lý nhất.

Điều kiện vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ

Tùy thuộc từng ngân hàng sẽ có các yêu cầu về điều kiện khác nhau, nhưng về cơ bản, người vay tiền cần đạt các tiêu chí như sau:

– Công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam cư trú hợp pháp tại nước ngoài.

– Trong độ tuổi lao động, từ 18 – 60 tuổi.

– Thu nhập ổn định, nếu đi làm thì HĐ lao động từ 1 năm trở lên.

– Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn.

– Lịch sử ghi nợ CIC không ghi nhận nợ xấu. 

– Chứng minh được mối quan hệ với người đứng tên trên sổ đỏ. Bản thân chủ sở hữu sổ đỏ đồng ý bảo lãnh, cam kết thế chấp tài sản với ngân hàng.

Nếu đáp ứng các điều kiện trên, về cơ bản, bạn đã có khả năng vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ. Phần kiểm tra năng lực tài chính và xác định mối quan hệ, định giá tài sản… sẽ thuộc về phía của ngân hàng.

Thủ tục để tiến hành vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ

So với các gói vốn vay tín chấp khác, thủ tục vay sổ đỏ không chính chủ thường sẽ phức tạp hơn. Do đó, để tránh mất thời gian và bối rối khi gặp giao dịch viên của ngân hàng, người vay nên chủ động chuẩn bị đầy đủ những thủ tục cần thiết.

Muốn tăng cơ hội được xét duyệt khoản vay thành công và đẩy nhanh quá trình xét duyệt này thì anh/chị cần cố gắng chuẩn bị các thủ tục vay đầy đủ, bao gồm:

  • CMND/CCCD/ Hộ khẩu người bảo lãnh đứng tên trên sổ đỏ.
  • CMND/CCCD/Hộ khẩu của người vay.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân người vay.
  • HĐ lao động, giấy công tác công tác, sao kê bảng lương trong 3 tháng gần nhất (nếu làm công việc ăn lương theo hoa hồng như bán hàng, tư vấn viên thì sao kê từ 6 tháng).
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập từ các nguồn khác nếu có.
  • Giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản thế chấp.
  • Giấy chứng minh mục đích dùng vốn vay.
  • Đơn đề nghị thế chấp sổ đỏ không chính chủ.

don-de-nghi-vay-tien-the-chap-so-do-khong-chinh-chu

Đơn đề nghị khi làm hồ sơ vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ tại ngân hàng Vietinbank

Quy trình vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ 

Quy trình đăng ký vay tiền ngân hàng bằng sổ đỏ nhờ người bảo lãnh sẽ trải qua các bước như sau:

– Bước 1: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

– Bước 2: Ngân hàng xác minh thông tin của đối tượng vay vốn, người bảo lãnh, đồng thời cũng tiến hành thẩm định thủ tục của người đi vay.

– Bước 3: Ngân hàng sẽ dựa vào từng trường hợp để duyệt hồ sơ vay vốn. Khoản vay càng lớn, giấy tờ càng nhiều và phức tạp, thời gian xem xét sẽ càng cần nhiều bước hơn.

– Bước 4: Ngân hàng gửi thông báo phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ vay tiền thế chấp sổ đỏ không chính chủ. Nếu thành công, khách hàng sẽ tiến hành thỏa thuận để ký giấy vay và giải ngân khoản tiền cần vay. 

Trên đây, là những thông tin cập nhật mới nhất về vấn đề vay vốn thông qua sổ đỏ không chính chủ. Nếu cũng có nhu cầu vay vốn sử dụng tài sản thế chấp, tín chấp hay giải quyết các khó khăn về mặt tài chính, bạn hoàn toàn có thể liên hệ Vay ngân hàng 247 để nhận được tư vấn miễn phí và chu đáo nhất. 

- Banker247 chuyên hỗ trợ bạn vay tại ngân hàng (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank,…) đối với các trường hợp khó như: KHÔNG chứng minh thu nhập, KHÔNG có phương án kinh doanh, bị NỢ XẤU ngân hàng, Nhà hẻm nhỏ, Nhà diện tích nhỏ, đất dính quy hoạch, Không chứng minh được thu nhập, Tài sản thế chấp xấu, Tuổi quá cao, bị ngân hàng từ chối vay => cần vay vốn có TÀI SẢN THẾ CHẤP (nhà đất, v.v... ) có phí dịch vụ.
- Banker247 cam kết giúp bạn giải ngân nhanh số 1 (Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, v.v...) và chi phí tốt và nhanh số 1.
- Banker247 chỉ hỗ trợ vay và lấy phí dịch vụ không cho vay. Vì thế Anh/chị có thể yên tâm tuyệt đối khi đến dịch vụ của chúng tôi.
- Banker247 có dịch vụ Đáo Hạn Ngân Hàng, Giải Chấp Ngân Hàng nhanh, chi phí thấp số 1.


Tags:
Có Thể Bạn Thích :