Xoá thế chấp sổ đỏ ở đâu? Quy trình chi tiết A-Z

Bạn đã trả hết nợ với ngân hàng và đang có nhu cầu xoá thế chấp sổ đỏ để giải phóng tài sản của mình? Bạn không biết thủ tục xoá thế chấp sổ đỏ ở đâu, cần chuẩn bị những hồ sơ gì và quy trình như thế nào? Bài viết này Vay Ngân Hàng Nhanh sẽ cung cấp cho bạn A-Z những thông tin cần thiết để bạn có thể thực hiện quy trình xoá thế chấp sổ đỏ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thủ tục xoá thế chấp sổ đỏ là gì?

Thủ tục xoá thế chấp sổ đỏ là gì?

Thủ tục xoá thế chấp sổ đỏ là quá trình xác nhận việc chấm dứt việc nhận thế chấp của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đối với tài sản của bạn. Thủ tục này được thực hiện khi bạn đã trả hết nợ với bên cho vay để giải chấp sổ đỏ hoặc có những thoả thuận khác. Thủ tục xoá thế chấp sổ đỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi chúng giúp bạn khôi phục đầy đủ các quyền lợi hợp pháp như mua bán, sang nhượng tài sản, tách thửa,….

Xoá thế chấp sổ đỏ ở đâu?

Xoá thế chấp sổ đỏ ở đâu

Để xoá thế chấp sổ đỏ, bạn cần đến hai nơi là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho vay và cơ quan quản lý Đất đai có thẩm quyền tại địa phương nơi có đất. Tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho vay, bạn cần phải lấy được giấy thông báo giải chấp tài sản đảm bảo. Sau đó, bạn cần nộp cùng văn bản này trong bộ hồ sơ giải chấp sổ đỏ tại cơ quan quản lý Đất đai có thẩm quyền tại địa phương nơi có đất. “Cơ quan quản lý Đất đai có thẩm quyền tại địa phương” ở đây có thể là: Văn phòng/chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc bộ phận 1 cửa UBND cấp huyện/cấp tỉnh trong trường hợp địa phương chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai.

Điều kiện để xoá thế chấp sổ đỏ

Điều kiện để xoá thế chấp sổ đỏ

Bên cạnh trường hợp phổ biến là trả hết nợ vay, căn cứ theo Điều 20 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nếu người đi thế chấp đạt được một trong các điều kiện đã kể dưới đây đều đủ điều kiện để xoá thế chấp sổ đỏ:

Điều 20. Xóa đăng ký

1. Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm;

b) Toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm bị chấm dứt;

c) Toàn bộ nội dung hoặc một phần nội dung hợp đồng bảo đảm bị hủy bỏ mà nội dung bị hủy bỏ có biện pháp bảo đảm đã được đăng ký;

d) Biện pháp bảo đảm đã được đăng ký được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm;

đ) Tài sản bảo đảm không còn do được góp vốn vào pháp nhân thương mại hoặc pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội; được thay thế, chuyển nhượng, chuyển giao, hợp nhất, sáp nhập, trộn lẫn; được chế biến dưới hình thức lắp ráp, chế tạo hoặc hình thức khác; bị thu hồi, tiêu hủy, tổn thất toàn bộ, phá dỡ, tịch thu hoặc thuộc trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan.

Tài sản bảo đảm không còn thuộc trường hợp quy định tại điểm này mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản mới thay thế và tài sản này được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật thì không thực hiện xóa đăng ký mà thực hiện đăng ký thay đổi theo trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 18 Nghị định này;

e) Tài sản bảo đảm đã được xử lý xong bởi bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc đã được xử lý xong bởi cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

g) Tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm đang là tài sản bảo đảm nhưng Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp tài sản thuộc điểm này mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản mới thay thế, được trao đổi do Nhà nước bồi thường về tài sản gắn liền với đất thì thực hiện đăng ký theo quy định tại điểm đ khoản này;

h) Tài sản bảo đảm là tàu bay không còn đăng ký quốc tịch Việt Nam;

i) Tài sản bảo đảm là cây hằng năm được thu hoạch, là công trình tạm bị phá dỡ mà nội dung đã được đăng ký không bao gồm hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch cây hằng năm hoặc có được từ phá dỡ công trình tạm;

k) Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài và không chuyển giao quyền nhận bảo đảm cho tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định khác;

l) Bên nhận bảo đảm là pháp nhân bị giải thể theo quy định của pháp luật;

m) Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có nội dung về việc yêu cầu cơ quan đăng ký thực hiện xóa đăng ký;

n) Đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất đã được chuyển tiếp sang đăng ký thế chấp nhà ở, thế chấp tài sản khác gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 26 Nghị định này.

Hồ sơ xoá thế chấp sổ đỏ cần chuẩn bị

Hồ sơ xoá thế chấp sổ đỏ cần chuẩn bị

Căn cứ Điều 33 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, hồ sơ xoá thế chấp sổ đỏ cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ, biểu mẫu như sau:

Điều 33. Hồ sơ xóa đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

1. Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 03a tại Phụ lục (01 bản chính).

2. Giấy chứng nhận (bản gốc) trong trường hợp tài sản bảo đảm có Giấy chứng nhận.

3. Trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký không phải là bên nhận bảo đảm và trên Phiếu yêu cầu không có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm thì ngoài giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn nộp thêm giấy tờ, tài liệu sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực):

a) Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm;

b) Hợp đồng hoặc văn bản khác đã có hiệu lực pháp luật chứng minh việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

c) Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật hoặc Văn bản xác nhận kết quả thi hành án trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên hoặc người yêu cầu xóa đăng ký là người mua tài sản bảo đảm trong xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

d) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung về việc bên nhận bảo đảm là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài trong trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm k khoản 1 Điều 20 Nghị định này;

đ) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân trong trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm l khoản 1 Điều 20 Nghị định này.

Quy trình xoá thế chấp sổ đỏ mới nhất hiện nay

Quy trình xoá thế chấp sổ đỏ mới nhất hiện nay

Căn cứ theo Điều 31 Thông tư 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT, quy trình xoá thế chấp sổ đỏ tại Cơ quan văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương sẽ như sau:

Điều 31. Trình tự thực hiện đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo, xóa đăng ký

1. Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu đăng ký, Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ yêu cầu đăng ký.

2. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này thì Văn phòng đăng ký đất đai từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.

3. Đối với trường hợp đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký mà không có căn cứ từ chối đăng ký thì trong thời hạn quy định tại Điều 8 của Thông tư này, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Ghi nội dung đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi hoặc xóa đăng ký và thời Điểm đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đối với trường hợp đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất là tài sản hình thành trong tương lai đã được hình thành và bên thế chấp đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận thì phải thể hiện cụ thể nội dung sau vào Sổ địa chính, Giấy chứng nhận khi có thay đổi là: “Tài sản gắn liền với đất đã hình thành, được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận và tiếp tục thế chấp (ghi tên tài sản) tại (ghi tên bên nhận thế chấp)”;

b) Sau khi ghi vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì ghi nội dung đăng ký và thời Điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) tại Mục “Chứng nhận của cơ quan đăng ký” trên Đơn yêu cầu đăng ký.

4. Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp, ghi “Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp” vào Sổ địa chính và ghi nội dung đăng ký và thời Điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) tại Mục “Chứng nhận của cơ quan đăng ký” trên Đơn yêu cầu đăng ký và thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản thế chấp cho các bên cùng nhận thế chấp đã đăng ký trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

Những thay đổi trên sổ đỏ sau khi xoá thế chấp

Những thay đổi trên sổ đỏ sau khi xoá thế chấp

Sau khi xoá thế chấp, trên trang bổ sung được đính kèm cùng sổ đỏ (trước đó được ghi thông tin thế chấp tài sản), cơ quan có thẩm quyền sẽ bổ sung xác nhận việc giải chấp tài sản kèm dấu đỏ như sau:

“Xoá nội dung đăng ký thế chấp ngày (ghi rõ ngày, tháng, năm) theo hồ sơ số (số hồ sơ thế chấp tài sản)”

Nếu trang bổ sung sổ đỏ của bạn kèm dòng thông tin đã kể trên kèm chữ ký, đóng dấu thì việc xoá thế chấp đã thành công. Điều này có nghĩa tài sản đã được khôi phục đầy đủ các quyền lợi cho người có quyền sử dụng đất như: mua bán, sang nhượng, tách thửa,…

Trên đây là A-Z giải đáp của Vay Ngân Hàng Nhanh cho thắc mắc “Xoá thế chấp sổ đỏ ở đâu?” cũng như các thông tin liên quan đến điều kiện, thủ tục giải chấp sổ đỏ sau khi hoàn thành khoản nợ với ngân hàng. Hy vọng rằng, với những thông tin chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ thực hiện được thủ tục xoá thế chấp tại cơ quan nhà nước một cách thuận lợi và nhanh chóng. Chúc bạn thành công!

- Banker247 chuyên hỗ trợ bạn vay tại ngân hàng (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank,…) đối với các trường hợp khó như: KHÔNG chứng minh thu nhập, KHÔNG có phương án kinh doanh, bị NỢ XẤU ngân hàng, Nhà hẻm nhỏ, Nhà diện tích nhỏ, đất dính quy hoạch, Không chứng minh được thu nhập, Tài sản thế chấp xấu, Tuổi quá cao, bị ngân hàng từ chối vay => cần vay vốn có TÀI SẢN THẾ CHẤP (nhà đất, v.v... ) có phí dịch vụ.
- Banker247 cam kết giúp bạn giải ngân nhanh số 1 (Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, v.v...) và chi phí tốt và nhanh số 1.
- Banker247 chỉ hỗ trợ vay và lấy phí dịch vụ không cho vay. Vì thế Anh/chị có thể yên tâm tuyệt đối khi đến dịch vụ của chúng tôi.
- Banker247 có dịch vụ Đáo Hạn Ngân Hàng, Giải Chấp Ngân Hàng nhanh, chi phí thấp số 1.


Tags: ,
Có Thể Bạn Thích :