Tóm tắt nội dung
- 1 Lãi suất vay ngân hàng thế chấp sổ hồng ở mỗi ngân hàng với mục đích vay khác nhau là khác nhau, lãi suất khá ưu đãi dao động từ 0,6 – 0,8% mỗi tháng.
- 2 Lãi suất vay ngân hàng thế chấp sổ đỏ, sổ hồng
- 3 Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Vietcombank
- 4 Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng nào rẻ nhất?
- 5 Bảng thống kê lãi suất, mức vay tối đa của các ngân hàng
Lãi suất vay ngân hàng thế chấp sổ hồng ở mỗi ngân hàng với mục đích vay khác nhau là khác nhau, lãi suất khá ưu đãi dao động từ 0,6 – 0,8% mỗi tháng.
Vay thế chấp sổ hồng, sổ đỏ là hình thức vay vốn có đảm bảo bằng tài sản quyền sở hữu nhà ở. Vay theo hình thức này, khách hàng có thể hưởng nhiều ưu đãi, đạt hạn mức vay từ 70 – 100% giá trị tài sản, thủ tục nhanh chóng và lãi suất thấp.

Lãi suất vay ngân hàng thế chấp sổ đỏ, sổ hồng
Mỗi ngân hàng đều có chính sách tính lãi suất cho vay thế chấp sổ hồng, sổ đỏ khác nhau, nhưng có đặc điểm chung là không công bố mức lãi suất cụ thể. Hiện nay, thị trường lãi suất đang dao động ở mức 0,6 – 0,8%/tháng. Lãi suất vay cụ thể ở từng ngân hàng sẽ được liệt kê, so sánh đầy đủ hơn ở phần sau.
Nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu rõ về cách tính lãi suất vay thế chấp tại ngân hàng, bạn cần nắm được khái niệm và cách tính 3 loại lãi suất sau:
Lãi suất cố định
Lãi suất cố định là lãi suất được áp dụng cố định trong suốt quá trình vay, do đó sẽ hạn chế được rủi ro biến động do thị trường.
Lãi suất thả nổi
Còn gọi là lãi suất biến động hay lãi suất thả nổi, áp dụng không cố định mà thay đổi theo mỗi thời kì khác nhau, quy định bởi ngân hàng. Lãi suất này bao gồm chi phí vốn và biên độ lãi suất cố định (có thể tính bằng biên độ lãi suất thay đổi).
Lãi suất hỗn hợp
Lãi suất này gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 áp dụng lãi suất cố định trong khoảng thời gian đã thỏa thuận, giai đoạn 2 áp dụng lãi suất thả nổi.
Công thức tính lãi suất
Tiền gốc = Số tiền vay/Thời hạn vay.
Tiền lãi = Dư nợ * (Lãi suất/365)* Số ngày thực tế.
Số tiền trả hàng tháng = Tiền gốc + Tiền lãi.

Nếu vay theo mức cố định ban đầu
Lãi suất áp dụng cố định trong suốt quá trình vay nên áp dụng như công thức tính lãi suất vay ở trên, Ví dụ bạn vay 20 triệu đồng, lãi suất cố định 1%/tháng, vay trong 1 năm thì:
Tiền gốc trả mỗi tháng = 20.000.000/12 = 1.600.000đ.
Tiền lãi trả mỗi tháng = 1% x 20.000.000 = 200.000đ.
Số tiền trả hàng tháng = Tiền gốc + Tiền lãi = 1.600.000đ + 200.000đ = 1.800.000đ.
Cách tính theo lãi suất thả nổi hoặc hỗn hợp cũng tính tương tự.
Nếu vay theo dự nợ giảm dần
Theo cách vay này, mỗi tháng số tiền lãi phải trả sẽ giảm dần theo tiền gốc (do đã trả bớt hàng tháng). Ví dụ bạn vay 20 triệu đồng, lãi suất cố định 1%/tháng, như vậy:
Tháng 1, bạn phải trả:
Tiền lãi: 1% x 20.000.000 = 200.000đ.
Tiền gốc: 20.000.000/12 = 1.600.000đ
Số tiền trả hàng tháng = Tiền gốc + Tiền lãi = 1.600.000đ + 200.000đ = 1.800.000đ.
Tháng 2, bạn phải trả:
Tiền lãi: 1% x (20.000.000 – 1.800.000) = 182.000đ.
Tiền gốc: 20.000.000/12 = 1.600.000đ
Số tiền trả hàng tháng = Tiền gốc + Tiền lãi = 1.600.000đ + 182.000đ = 1.782.000đ.
Tính tương tự cho các tháng tiếp theo, số tiền phải trả sẽ giảm dần do tiền lãi giảm dần cho đến hết kỳ hạn.
Cách tính theo lãi suất thả nổi hoặc hỗn hợp cũng tính tương tự.
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank được thành lập từ năm 1963, đến nay đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất, uy tín nhất Việt Nam.

Rất nhiều người vay thế chấp sổ hồng, sổ đỏ tìm đến ngân hàng Vietcombank bởi:
- Thời gian xử lý hồ sơ nhanh, thủ tục đơn giản.
- Hạn mức cho vay cao, tối đa 75% giá trị tài sản.
- Thời hạn vay dài, tối đa 25 năm.
- Bao dịch vụ trọn gói: Nguồn thu, chứng minh mục đích, công chứng, đáo hạn… nên chi phí vay thấp.
Lãi suất vay ngân hàng thế chấp sổ hồng, sổ đỏ tại Vietcombank luôn giữ mức ổn định, lãi suất cố định năm đầu là 7,2%/năm hoặc 8%/năm ở 2 năm đầu. Sau đó lãi suất vay được tính theo dư nợ giảm dần, bạn phải trả lãi đúng vào ngày ghi trên khế ước. So với các ngân hàng khác thì mức lãi suất của Vietcombank thấp hơn đôi chút.
Ngoài ra, bạn có 10 ngày trả lãi ngân hàng không tính phạt, ngoài thời hạn này, bạn phải trả lãi suất trả chậm bằng 150% lãi suất thường. Các phương thức trả nợ khá linh hoạt gồm: Lãi vay tính trên dư nợ và ngày vay thực tế, lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng hoặc hàng quý.
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng nào rẻ nhất?
Với tâm lý của người đi vay, các khách hàng đều mong muốn được vay thế chấp sổ đỏ với lãi suất thấp, hạn mức cao, thời hạn dài và nhiều hình thức thanh toán phù hợp.
Mỗi ngân hàng hiện nay đều áp dụng quy định lãi suất và các điều kiện liên quan khác nhau. Đánh giá chung sẽ không có ngân hàng nào cho vay là tốt nhất hay rẻ nhất, chỉ có ngân hàng phù hợp nhất với nhu cầu và bản thân bạn.
Dưới đây là lãi suất vay của một số ngân hàng uy tín, thường được người vay lựa chọn tại Việt Nam:
Ngân hàng BIDV
Lãi suất vay của ngân hàng BIDV khá hấp dẫn, thường thấp hơn các ngân hàng cổ phần thương mại khác, rơi vào khoảng 1 – 10%/năm.

Ngân hàng Agribank
Ngân hàng Agribank hỗ trợ cho vay vốn cao, lên tới 75% giá trị thế chấp, thời hạn tối đa 20 năm. Lãi suất trung bình từ 6 – 7%/năm.
Ngân hàng Vietinbank
Vietinbank đang áp dụng mức lãi suất vay ưu đãi là khoảng 7 – 9%/năm, sau khi hết ưu đãi thì mức lãi suất rơi vào khoảng 10 – 12%/năm.
Ngân hàng Techcombank
Hạn mức vay của ngân hàng Techcombank khá cao, rơi vào 70 – 80% giá trị sổ đỏ, với thời hạn lên tới 25 năm. Lãi suất vay hấp dẫn, thấp nhất với mục đích vay mua ô tô là 6.49%/năm và cao nhất là vay du học là 10.99%/năm.
Ngân hàng Vietcombank
Lãi suất vay từ 7.2 – 8%/năm với năm đầu tiên và 3 – 3.5% cho những năm sau.
Ngân hàng Sacombank
Lãi suất vay ngân hàng thế chấp sổ hồng tại Sacombank hiện là 7,49 đến 8,5% tùy theo thời hạn vay.
Ngân hàng VPBank
VPBank có thể giải ngân lên tới 100% nhu cầu, mức lãi suất dao động từ 6,8 đến 8,6% tùy theo mục đích vay.
Ngân hàng ACB
Ngân hàng Á Châu hiện có nhiều chính sách cho vay ưu đãi, khoản vay lên đến 10 tỉ đồng, lãi suất chỉ 7.5%.

Bảng thống kê lãi suất, mức vay tối đa của các ngân hàng
Ngoài ra, dưới đây là bảng thống kê lãi suất, mức vay tối đa và thời hạn vay với một số mục đích vay cụ thể của một số ngân hàng có chính sách hấp dẫn để bạn đọc dễ so sánh:
Vay thế chấp mua xe
Ngân hàng | Lãi suất (%) | Mức vay tối đa | Thời hạn vay tối đa |
VPBank | 4,9%/năm | 100% giá trị xe | 8 năm |
SeABank | 5,25%/năm | 80% giá trị xe | 5 năm |
VietABank | 6%/năm | 100% nhu cầu | 7 năm |
TechcomBank | 6,49%/năm | 80% giá trị xe | 7 năm |
VietBank | 6,68%/năm | 85% giá trị xe | 7 năm |
Vay thế chấp kinh doanh
Ngân hàng | Lãi suất (%) | Mức vay tối đa | Thời hạn vay tối đa |
OCB | 5,99 %/năm | 70% giá trị BĐS | 5 năm |
BIDV | 6,5%/năm | Linh hoạt | 5 năm |
NCB | 6,5%/năm | 90% nhu cầu | 7 năm |
TPBank | 6,8%/năm | 85% nhu cầu | Linh hoạt |
VIB | 6,99%/năm | 80% nhu cầu vốn | 5 năm |
Vay thế chấp mua nhà
Ngân hàng | Lãi suất (%) | Mức vay tối đa | Thời hạn vay tối đa |
OCB | 5,99%/năm | 100% giá trị BĐS | 20 năm |
Maritime Bank | 5,99%/năm | 80% nhu cầu | 20 năm |
VietABank | 6%/năm | 100% giá trị BĐS | 20 năm |
HongLeo Bank | 6,49%/năm | 80% giá trị nhà | 25 năm |
NCB | 6,5%/năm | 90% nhu cầu | 25 năm |
Như vậy, qua những thông tin chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu về mức lãi suất vay ngân hàng thế chấp sổ hồng, sổ đỏ tại các ngân hàng ở Việt Nam rồi chứ? Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.