Vay thế chấp là gì? Điều kiện vay thế chấp thế nào?

Hiện nay, nhu cầu vay thế chấp tại các ngân hàng đang rất lớn và không ngừng tăng. Hình thức vay này rất phổ biến¸ nhất là người cần vốn để kinh doanh hay phục vụ nhu cầu tài chính của mình. Vậy vay thế chấp là gì? Điều kiện vay thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Vay thế chấp cần có tài sản đảm bảo
Vay thế chấp cần có tài sản đảm bảo

Tìm hiểu về vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay tiền có tài sản thế chấp nhằm đảm bảo cho khoản vay mà ngân hàng thực hiện với khách hàng. Tài sản được phép thế chấp phải đảm bảo còn quyền lợi sở hữu với người ký tên vay vốn.

Ví dụ: Nếu bạn vay thế chấp với tài sản là nhà cửa, đất đai, xe cộ,… Những tài sản này phải thuộc quyền sở hữu của bạn. Sau khi ngân hàng chấp nhận hồ sơ vay và giải ngân vốn vay, tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của khách hàng nhưng giấy tờ chứng minh do ngân hàng giữ.

Hình thức vay thế chấp thường được chọn khi cần những khoản vay vốn đầu tư lớn. Số tiền ngân hàng xét duyệt cho vay với vay thế chấp khá lớn, từ 70% đến 100% giá trị tài sản thế chấp được ngân hàng định giá.

Lãi suất áp dụng với hình thức vay này cũng thấp hơn các hình thức vay khác, hơn nữa thời gian vay kéo dài linh hoạt theo nhu cầu. Mỗi ngân hàng đều có những quy định và yêu cầu khác với sản phẩm vay thế chấp. Bạn nên tìm hiểu kĩ để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cũng như chọn gói vay phù hợp.

Vay tín chấp là gì và khác gì vay thế chấp?

Khác với vay thế chấp, vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo, rất có lợi với nhiều đối tượng. Song, nhiều khách hàng thắc mắc, nên vay thế chấp hay tín chấp?

 Vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo
Vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo

Vay tín chấp là dựa hoàn toàn trên uy tín để thực hiện vay, vì thế lãi suất khá cao. Khách hàng cũng không có ưu đãi nếu tất toán sớm trước hạn. Thời gian vay tín chấp ngắn hơn, cũng khá linh hoạt hình thức trả như vay thế chấp.

Nhưng thủ tục vay đơn giản hơn, giải ngân nhanh chóng. Bạn có thể lựa chọn hình thức trả hàng kì phù hợp để giảm bớt áp lực tài chính. Song cần lưu ý: vay tín chấp có mức độ trượt giá rất cao, khoản vay bị giới hạn. Thông thường, bạn chỉ được vay vốn gấp 5 lần lương chứng minh mà thôi.

Đối tượng được vay tín chấp ở các ngân hàng khá hạn chế. Đặc biệt nếu thanh toán chậm trễ, bạn rất dễ bị điểm tín dụng xấu.

Vay thế chấp thì bắt buộc phải có tài sản đảm bảo có giá trị nhưng có nhiều ưu đãi: thời gian vay kéo dài, lãi suất thấp và giảm dần, số tiền vay lớn lên đến hàng tỷ đồng. Hạn mức vay phụ thuộc vào giá trị định giá của tài sản đảm bảo. Tuy nhiên thời gian xét duyệt hồ sơ lâu hơn, nếu không có khả năng trả nợ, tài sản sẽ thuộc về ngân hàng.

Như vậy, để trả lời câu hỏi nên vay tín chấp hay thế chấp thì điều này còn phụ thuộc vào bản thân người đi vay. Không chỉ hiểu vay thế chấp là gì, vay tín chấp là gì, bạn cần xem xét: mục đích vay là gì, muốn vay vốn bao nhiêu, khả năng chi trả thế nào,…

Vay thế chấp phù hợp những khoản vay lớn
Vay thế chấp phù hợp những khoản vay lớn

Nếu bạn cần vay vốn cho nhu cầu sinh hoạt, cuộc sống, với vốn vay thấp thì nên chọn vay tín chấp vì xét duyệt nhanh, thủ tục đơn giản, lãi suất tính từng ngày theo dư nợ giảm dần.

Còn nếu bạn vay vốn để đầu tư, mua xe ô tô, mua nhà thì cần phải vay thế chấp để được vay vốn lớn, lãi suất vay dài hạn sẽ hợp lý hơn.

Vay thế chấp cần những điều kiện gì?

Theo quy định của Pháp Luật, để được vay thế chấp, khách hàng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Đối tượng được vay

Đối tượng được vay thế chấp ngân hàng phải:

  • Là công dân Việt Nam.
  • Độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi đối với người vay và 70 tuổi với người bảo lãnh.
  • Có giấy đăng ký tạm trú hoặc hộ khẩu/sổ tạm trú dài hạn tại địa phương đang ở.
  • Không có dư nợ xấu ở bất kỳ tổ chức tín dụng nào.

Thu nhập của đối tượng được vay

+ Thu nhập từ lương: phải nộp hợp đồng lao động (còn hiệu lực), sao kê lương (bản gốc) từ 3-6 tháng gần nhất nếu lương chuyển khoản qua Ngân hàng. Một số Ngân hàng chấp nhận lương bằng tiền mặt song chứng minh thu nhập sẽ khó hơn.

+ Thu nhập từ cho thuê: nguồn thu nhập có thể từ cho thuê nhà, thuê xe. Khách hàng cần chứng minh mình sở hữu đối với tài sản tạo ra thu nhập và thu nhập từ tài sản đó đó.

+ Thu nhập từ kinh doanh và đầu tư: Nếu sở hữu công ty, doanh nghiệp thì thu nhập sẽ lấy từ kết quả kinh doanh của công ty.

Vay thế chấp cần chứng minh thu nhập
Vay thế chấp cần chứng minh thu nhập

Tài sản thế chấp

Tài sản được coi là tài sản đảm bảo cần:

  • Phải thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của người vay hoặc người bảo lãnh.
  • Tài sản không bị tranh chấp, pháp lý rõ ràng, không bị kê biên, phong tỏa, không thuộc quy hoạch của Nhà Nước.
  • Giá trị tài sản để bảo đảm nghĩa vụ của bên vay theo quy định.
  • Theo đó, khách hàng cần chuẩn bị các giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo sau:
  • Bản gốc, không tẩy xóa, mờ, rách.
  • Các trang bổ sung phải có dấu giáp lai của cơ quan phát hành.
  • Bản sao y chứng thực trong vòng 6 tháng (được ngân hàng chấp nhận).

Ngoài ra, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo. Với tài sản đảm bảo là nhà đất thì bảo hiểm thường được yêu cầu là bảo hiểm cháy nổ. Còn tài sản là xe ô tô thì cần mua bảo hiểm vật chất xe, thủy kích.

Bảo hiểm khoản vay thế chấp là gì?

Bảo hiểm khoản vay là bảo hiểm cho gói vay của mình tại tổ chức tín dụng, số tiền bảo hiểm này khách hàng phải trả. Bảo hiểm này áp dụng nhiều hơn cho hình thức vay tín chấp do không có tài sản đảm bảo, khoản vay rủi ro cao. Tổ chức tín dụng cần có cơ sở đảm bảo cho khoản tiền vay này.

Thực tế thì bảo hiểm khoản vay này rất có lợi cho khách hàng vay vốn. Bởi khi trong trường hợp khách hàng mua bảo hiểm không may gặp rủi ro không lường trước thì công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm trả nợ thay khách hàng.

Khách hàng vay tín chấp có thể mua bảo hiểm khoản vay
Khách hàng vay tín chấp có thể mua bảo hiểm khoản vay

Bảo hiểm khoản vay thế chấp thường không phổ biến, nhưng với vay tín chấp thì đây là điều kiện để tổ chức tín dụng duyệt khoản vay và giải ngân.

Theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khách hàng không bắt buộc phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay khi vay vốn tại tổ chức tín dụng. Do đó, mua bảo hiểm khoản vay không bắt buộc, là tự nguyện và thỏa thuận giữa 2 bên.

Thông thường, số tiền khách hàng phải đóng cho bảo hiểm khoản vay là 5% – 6% số tiền gốc được vay khi đăng ký vay tín chấp ngân hàng.

Ví dụ: Khách hàng lập hồ sơ vay 20 triệu đồng tại ngân hàng, tính mức đóng là 5.5%, tiền bảo hiểm khoản vay sẽ là:

5,5% x 20.000.000 = 1.100.000 VNĐ

Tổ chức tín dụng có thể linh động khi khách hàng đăng kí vay và đóng bảo hiểm khoản vay. Có thể trả bảo hiểm khoản vay định kì cùng với tiền gốc và lãi bình thường, hoặc trích lại 5,5% tiền vay để đóng phí bảo hiểm.

Cụ thể, với trường hợp nhận đủ tiền vay, cộng với phí bảo hiểm thì ngân hàng ghi số tiền khách hàng vay là 21,1 triệu đồng. Với trường hợp không nhận đủ tiền vay, số tiền vay là 20 triệu đồng nhưng bạn chỉ nhận được 18,9 triệu đồng.

Như vậy, bạn đọc đã hiểu rõ vay thế chấp là gì và những yêu cầu thủ tục, hồ sơ liên quan rồi chứ? Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

- Banker247 chuyên hỗ trợ bạn vay tại ngân hàng (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank,…) đối với các trường hợp khó như: KHÔNG chứng minh thu nhập, KHÔNG có phương án kinh doanh, bị NỢ XẤU ngân hàng, Nhà hẻm nhỏ, Nhà diện tích nhỏ, đất dính quy hoạch, Không chứng minh được thu nhập, Tài sản thế chấp xấu, Tuổi quá cao, bị ngân hàng từ chối vay => cần vay vốn có TÀI SẢN THẾ CHẤP (nhà đất, v.v... ) có phí dịch vụ.
- Banker247 cam kết giúp bạn giải ngân nhanh số 1 (Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, v.v...) và chi phí tốt và nhanh số 1.
- Banker247 chỉ hỗ trợ vay và lấy phí dịch vụ không cho vay. Vì thế Anh/chị có thể yên tâm tuyệt đối khi đến dịch vụ của chúng tôi.
- Banker247 có dịch vụ Đáo Hạn Ngân Hàng, Giải Chấp Ngân Hàng nhanh, chi phí thấp số 1.


Tags: , , ,
Có Thể Bạn Thích :