Đảo nợ ngân hàng là gì và thủ tục cho vay đảo nợ ngân hàng ?

Đảo nợ ngân hàng là gì? Đây là thuật ngữ thường dùng trong ngành ngân hàng nhưng không phải khách hàng nào cũng nắm rõ.

Đảo nợ là thuật ngữ sử dụng trong ngành ngân hàng
Đảo nợ là thuật ngữ sử dụng trong ngành ngân hàng

Vay đảo nợ ngân hàng là gì?

Vay đảo nợ được hiểu là thực hiện một khoản vay mới tại cùng ngân hàng hoặc ngân hàng khác để có tiền trả cho khoản nợ cũ đã tới hạn. Cách này được các cá nhân, doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn thực hiện cùng sự trợ giúp từ phía ngân hàng.

Hình thức vay đảo nợ ngân hàng được nhiều chi nhánh ngân hàng sử dụng để che giấu nợ cũ, lùi lại thời hạn trả nợ. Song thực chất người vay vẫn tiếp tục khoản nợ cũ này, chỉ khác ở hình thức là khoản vay khác. 

Vay đảo nợ hiện bị Ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm song vẫn diễn ra khá phổ biến do quy định Pháp lý chưa quy định rõ ràng và chặt chẽ. 

Thủ tục đảo nợ ngân hàng như thế nào?

Chính phủ Việt Nam có đưa khái niệm về đảo nợ ngân hàng tại khoản 8, điều 9, Nghị định 94/2018/NĐ-CP như sau: “Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ”.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với ví dụ sau:

Khách hàng A vay ngân hàng 5 tỷ đồng với hợp đồng vay thời hạn 1 năm, nhưng đến thời hạn trả nợ A không có tiền trả. Nếu việc này tiếp diễn, hợp đồng của A bị chuyển thành nợ xấu ngân hàng. 

Đảo nợ nhằm tránh nợ xấu diễn ra
Đảo nợ nhằm tránh nợ xấu diễn ra

 

Tuy nhiên để tránh việc này, để tài sản đảm bảo ngân hàng không bị thu hồi và có thể tiếp tục sử dụng kinh doanh, sản xuất, khách hàng A tạo hồ sơ vay tiền ngân hàng hoặc công ty tài chính khác. Sau đó lấy khoản vay mới này trả cho khoản vay đến hạn. Để thực hiện được việc này, khách hàng A thường cần có sự trợ giúp của nhân viên tín dụng có kinh nghiệm để hồ sơ vay mới được chấp nhận.

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước dù chưa có quy định rõ ràng về việc đảo nợ song đây là trường hợp bị nghiêm cấm. Cụ thể:

Từ năm 2016 trở về trước

Các Quy định của Ngân hàng Nhà nước lẫn Chính phủ chỉ nếu chung chung, không có quy định nào rõ ràng về đảo nợ cũng như hành lang pháp lý liên quan. Như tại điểm c, Khoản 4, điều 14 Nghị định 202/2004/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng như sau:

“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

  1. c) Miễn giảm lãi suất; gia hạn nợ gốc hoặc lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi; đảo nợ không theo quy định của pháp luật”

Từ năm 2016 đến nay

Có Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã quy định cụ thể hơn về đảo nợ mặc dù không nêu rõ tên của hành động này. Cụ thể tại khoản 5, 6 Điều 8 quy định chi tiết về nhu cầu vốn không được cho vay:

“Điều 8: Những nhu cầu vốn không được cho vay

  1. Để trả nợ khoản nợ vay tài chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
  2. Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
  3. a) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;
  4. b) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
  5. c) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.”
Pháp luật không cho phép ngân hàng và khách hàng đảo nợ
Pháp luật không cho phép ngân hàng và khách hàng đảo nợ

Những khoản không được vay này giúp kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng hơn, cũng ngăn ngừa hành động đảo nợ.

Mới đây Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định chính thức hơn về nghiệp vụ quản lý nợ công, cụ thể tại Khoản 8, Điều 3: “Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ.”

Việc cho vay đảo nợ bị nghiêm cấm, trừ các trường hợp sau:

  • Khách hàng dùng tiền khoản vay mới để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình đã được dự toán có cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
  • Dùng tiền khoản vay mới để trả trước hạn cho khoản vay khi: Vay phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc khoản vay chưa cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ.

Như vậy có thể thấy Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không cho phép các ngân hàng và khách hàng thực hiện đảo nợ, song việc này vẫn diễn ra với bên trung gian hỗ trợ. Nguyên nhân do nếu khoản nợ không trả được quy vào nợ xấu sẽ ảnh hưởng không tốt đến cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Cụ thể ngân hàng bị giảm vốn khả dụng, giảm cho vay, tăng nợ xấu, còn doanh nghiệp bị xếp hạng mức tín dụng, ảnh hưởng đến hoạt động và chi phí.

Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng và doanh nghiệp
Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng và doanh nghiệp

Cơ cấu nợ là gì và các cách đảo nợ được áp dụng hiện nay

Cơ cấu nợ là việc thực hiện nghiệp vụ để thay đổi các điều kiện của khoản nợ như: thời gian trả nợ, chuyển nhượng, chuyển đổi sở hữu, khoanh nợ, xóa nợ, gia hạn nợ, hoán đổi nợ,… Cơ cấu nợ cũng là cách để các ngân hàng giảm nợ xấu song hình thức này khá khó khăn cho các doanh nghiệp.

Đảo nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả ngân hàng cho vay lẫn khách hàng vay, bởi thực chất khoản vay mới chỉ để trả khoản nợ cũ, tiền không được rót vào đầu tư hay kinh doanh. Nếu tình hình kinh doanh của khách vẫn không hiệu quả, không có khả năng trả nợ thì khoản nợ càng nguy hiểm hơn.

Tuy nhiên nhiều trường hợp doanh nghiệp cùng chuyên viên ngân hàng vẫn thực hiện việc này bằng việc lách luật và sử dụng bên trung gian. Có 3 cách đảo nợ hiện nay được áp dụng:

  • Doanh nghiệp dùng nguồn vốn vay khác (tín dụng, vay ngoài) để trả khoản nợ cũ tại ngân hàng. Khi trả xong khoản nợ, hồ sơ của doanh nghiệp trở nên “sạch” và ngân hàng sẽ cho vay ngay khoản mới để trả lại khoản tiền vay trước đó.
  • Doanh nghiệp dùng một pháp nhân khác đứng tên vay tiền ngân hàng, sau đó dùng tiền khoản vay này trả nợ cho khoản vay cũ.
  • Chuyển khoản vay tại ngân hàng này sang ngân hàng khác có lãi suất vay thấp hơn.

Các ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Đảo nợ rất nguy hiểm cho doanh nghiệp và ngân hàng
Đảo nợ rất nguy hiểm cho doanh nghiệp và ngân hàng

Ví dụ 1 – Cách 1: Doanh nghiệp vay nguồn vốn ngoài để trả khoản vay cũ.

Khách hàng A là chủ cơ sở kinh doanh, vay năm 7/2018 tại ngân hàng B 1 tỷ đồng với thời hạn vay 12 tháng. Tuy nhiên sang tháng 7/2019, Anh A không có khả năng trả khoản nợ này do công việc kinh doanh không thuận lợi. Nhân viên tín dụng tư vấn ông có thể đảo nợ để kéo dài thời hạn vay tại ngân hàng.

Theo đó, ông A vay tiền dịch vụ bên ngoài 1 tỷ đồng để trả khoản vay tới hạn tại ngân hàng. Khi trả xong, ông làm hồ sơ vay mới để lấy tiền trả cho bên vay ngoài.

Ví dụ 2 – Cách 3: Đảo nợ chuyển khoản vay sang ngân hàng khác.

Chị C vay ngân hàng D số tiền 600 triệu đồng kinh doanh, lãi suất phải chịu là 12%/năm. Khi gần tới thời hạn trả nợ, chị không có đủ số tiền để trả ngân hàng. Cùng lúc đó tại ngân hàng E có chương trình cho vay phù hợp với chị nhưng lãi suất chỉ 8%/năm, chị thực hiện đảo nợ chuyển khoản vay từ ngân hàng D sang E.

Chị tìm đến đơn vị vay ngoài để vay 600 triệu đồng, với điều kiện là giao bản photo gốc tài sản đã thế chấp tại ngân hàng D. Cùng lúc này chị mở hồ sơ vay tại ngân hàng E với tài sản thế chế đã thực hiện ở ngân hàng F.

Số tiền vay được từ đơn vị vay ngoài được mang trả ngân hàng D đúng khoản vay, sau đó giải chấp tài sản thế chấp và làm thủ tục vay tại ngân hàng E. Khi ngân hàng E giải ngân tiền vay thì lấy số tiền trả cho bên tín dụng ngoài.

Như vậy bạn đã hiểu đảo nợ là gì và những cách đảo nợ rồi chứ? Nhìn chung những cách đảo nợ đều cần vay số tiền khá lớn bên tổ chức tín dụng ngoài, với lãi suất cao nên rất nguy hiểm, nhất là trường hợp hồ sơ duyệt lâu. Vì thế cần cân nhắc kĩ và có sự hỗ trợ từ chuyên viên tài chính nếu thực hiện.

Banker 247 hỗ trợ cho vay đảo nợ ngân hàng! Liên hệ ngay đến 08.49.66.68.68 để được tư vấn trực tiếp miễn phí! Cam kết tư vấn gói vay tốt nhất theo trường hợp cá nhân của bạn.

- Banker247 chuyên hỗ trợ bạn vay tại ngân hàng (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank,…) đối với các trường hợp khó như: KHÔNG chứng minh thu nhập, KHÔNG có phương án kinh doanh, bị NỢ XẤU ngân hàng, Nhà hẻm nhỏ, Nhà diện tích nhỏ, đất dính quy hoạch, Không chứng minh được thu nhập, Tài sản thế chấp xấu, Tuổi quá cao, bị ngân hàng từ chối vay => cần vay vốn có TÀI SẢN THẾ CHẤP (nhà đất, v.v... ) có phí dịch vụ.
- Banker247 cam kết giúp bạn giải ngân nhanh số 1 (Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, v.v...) và chi phí tốt và nhanh số 1.
- Banker247 chỉ hỗ trợ vay và lấy phí dịch vụ không cho vay. Vì thế Anh/chị có thể yên tâm tuyệt đối khi đến dịch vụ của chúng tôi.
- Banker247 có dịch vụ Đáo Hạn Ngân Hàng, Giải Chấp Ngân Hàng nhanh, chi phí thấp số 1.


Tags: , , ,
Có Thể Bạn Thích :