Tóm tắt nội dung
Phương thức đáo hạn là gì? Các phương thức đáo hạn nào phổ biến hiện nay được nhiều khách hàng tin dùng? Cùng Banker247 tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Có 2 hình thức đáo hạn ngân hàng phổ biến hiện nay. Mỗi hình thức có những đặc điểm và lợi ích riêng. Cụ thể: Rất nhiều khách hàng có tiền nhàn rỗi sẽ lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng để trữ vốn một cách an toàn với lãi suất ổn định. Để hình thức đầu tư này hiệu quả nhất, bạn nên nắm rõ các vấn đề liên quan đến gửi tiết kiệm ngân hàng, trong đó có đáo hạn sổ tiết kiệm.
Đáo hạn khoản vay là khi khoản vay ngân hàng cũ đã hết thời hạn. Nhưng người vay vẫn chưa trả được khoản vay đó và tiếp tục vay một khoản vay mới. Khi sử dụng dịch vụ đáo hạn ngân hàng này khách hàng có thể vay thêm một khoản mới. Để thanh toán nợ cho khoản vay cũ. Hình thức này còn được gọi là đáo hạn nợ hay đáo nợ.
Khách hàng cần hiểu rõ phương thức đáo hạn là gì.
Gửi tiết kiệm hàng tháng và đáo hạn
Khách hàng có tiền nhàn rỗi có thể gửi tiền tiết kiệm ngân hàng và hưởng mức lãi suất theo quy định. Đây là hình thức đầu tư an toàn, đưa nguồn tiền đến những người cần, giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Khách hàng có thể gửi tiết kiệm với thời hạn khác nhau tùy theo dự định, hàng tháng, hàng năm hoặc không có kì hạn.
Trong đó, đáo hạn là thuật ngữ được sử dụng trong cả lĩnh vực gửi tiết kiệm lẫn vay vốn, chỉ kỳ hạn kết thúc hợp đồng vay hoặc gửi tiền. Đáo hạn tiết kiệm nghĩa là khi đến thời điểm kết thúc khoản gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng, ngân hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho khách hàng theo thỏa thuận.
Tuy nhiên vì lí do nào đó, khách hàng chưa đến ngân hàng rút tiền hoặc muốn kéo dài thêm thời gian gửi, ngân hàng tự động đáo hạn – gia hạn khoản vay và quay vòng tiền gửi tiết kiệm. Khoản tiền gửi tiết kiệm vẫn theo kỳ hạn cũ, lãi suất cập nhật lãi suất tại thời điểm đó – thời điểm tái tục.
Thông thường cả tiền vốn lẫn tiền lãi ở kì trước được cộng lại, tính là tiền gửi của kỳ mới vừa đáo hạn. Cụ thể để hiểu rõ hơn về thuật ngữ ngân hàng này, chúng ta cùng đến với ví dụ sau:
Bạn A gửi tiết kiệm 100 triệu đồng tại ngân hàng Vietinbank, lãi suất tính là 7% một năm, kỳ hạn gửi 1 năm tính từ 6/5/2019. Sau 1 năm, ngày 6/5/2020, bạn A có 100 triệu đồng vốn + 7.000.000 đồng tiền lãi, tổng là 107 triệu đồng. Tuy nhiên bạn A không có nhu cầu rút lại tiền vốn và lãi, không đến ngân hàng tất toán khoản vay này, ngân hàng Vietinbank tự động cộng cả vốn lẫn lãi là 107 triệu đồng, tạo một khoản tiết kiệm mới.
Khoản tiết kiệm có số vốn ban đầu là 107 triệu đồng, có kỳ hạn 1 năm và lãi suất tính tại ngày 6/5/2020 là 7,5%. Đến ngày 6/5/2021, quá trình lại diễn ra như vậy.
Trong ví dụ này, ngày đáo hạn sổ tiết kiệm chính là ngày 6/5/2020, là ngày bắt đầu làm sổ tiết kiệm. Tương tự có thể hiểu với khoản vay ngân hàng, ngày đáo hạn là ngày khách hàng phải hoàn tất trả tiền ngân hàng, bao gồm cả gốc lẫn lãi.
Nhiều bạn sẽ thắc mắc với hình thức gửi tiết kiệm không có kỳ hạn thì như thế nào? Lúc này không có thời gian cụ thể tất toán hay đáo hạn, khách hàng có thể tất toán và rút tiền bất cứ lúc nào muốn. Tuy nhiên hình thức này lãi suất không cao nên không được nhiều người có khoản tiền nhàn rỗi lớn lựa chọn.
Với trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nhưng chưa đến ngày đáo hạn phải rút tiền sổ tiết kiệm thì sẽ không được hưởng lãi suất như ban đầu.
Các phương thức đáo hạn hiện nay?
Khách hàng không chỉ cần hiểu rõ phương thức đáo hạn là gì mà cần phải nắm rõ phương thức đáo hạn ở hình thức gửi tiết kiệm và vay tiền ngân hàng là khác nhau, cụ thể như sau:
Phương thức đáo hạn tiết kiệm
Phương thức đáo hạn quay vòng gốc là phương thức đáo hạn tiết kiệm được sử dụng phổ biến nhất. Nghĩa là đến ngày đáo hạn, khách hàng không rút cả gốc lẫn lãi mà ngân hàng mặc định tự động gia hạn kỳ hạn gửi mới.
Dĩ nhiên khách hàng vẫn có thể rút khoản vay và lãi suất được nhận vào ngày đáo hạn nếu muốn.
Phương thức đáo hạn khoản vay
Khách hàng có thể lựa chọn một trong nhiều phương thức đáo hạn khoản vay ngân hàng phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình, cụ thể như sau:
Đáo hạn tại chỗ
Đáo hạn tại chỗ là một trong các phương thức đáo hạn hiện nay này được khách hàng ưa chuộng nhất, nhanh nhất và tiện lợi nhất. Khách hàng vay vốn sẽ gia hạn thêm 1 hợp đồng vay khác, có thể dựa vào tài sản thế chấp ở khoản vay trước đó hoặc không.
Phương thức này thường áp dụng khi tài sản bạn thế chấp có giá trị cao, ngân hàng xem xét bạn có thu nhập bình quân hoặc hiệu quả kinh doanh có khả năng trả nợ. Khoản vay này sẽ được đáo hạn trong vòng 1 năm, sau đó ngân hàng cần đánh giá lại để quyết định đáo hạn hay kết thúc khoản vay.
Đáo hạn chuyển ngân hàng
Phương thức đáo hạn này khá phức tạp, nghĩa là khách hàng chuyển khoản vay của mình tại ngân hàng cũ sang một khoản vay mới tại ngân hàng khác. Thường áp dụng khi ngân hàng khác có lãi suất ưu đãi hơn để kéo dài thời hạn thanh toán.
Hiện nay các ngân hàng cạnh tranh nhau gay gắt nên lãi suất và quyền lợi dành cho khách hàng vay vốn cũng tốt hơn. Vì thế hình thức đáo hạn chuyển ngân hàng được khá nhiều người quan tâm lựa chọn.
Đáo hạn từ khoản vay bên ngoài
Lúc này khách hàng vay vốn thực hiện một khoản vay bên ngoài, thế chấp bằng một tài sản khác hoặc có sự trợ giúp của chuyên viên tín dụng để có tiền trả khoản nợ đến hạn tại ngân hàng. Sau đó khoản vay cũ đã được thanh toán nhưng thực chất bạn vẫn đang vay tiền tại tổ chức tín dụng khác, thông thường lãi suất cao hơn.
Mỗi hình thức đáo hạn lại có ưu nhược điểm riêng, bạn cần cân nhắc kĩ cùng sự hỗ trợ từ phía ngân hàng để có quyết định đúng đắn nhất.
Lãi suất đáo hạn là gì?
Lãi suất đáo hạn là lãi suất khi bạn đáo hạn khoản vay ngân hàng, hay hiểu đơn giản hơn là gia hạn thêm thời gian vay vốn tại ngân hàng hay tái vốn vay khi hết hạn và không có khả năng trả nợ.
Tùy vào từng ngân hàng, đối tượng vay cũng như tính khả quan về khả năng trả nợ của khách hàng, lãi suất đáo hạn sẽ khác nhau. Thông thường thời gian hoàn tất thủ tục đáo hạn thường từ 1 – 3 ngày, có những trường hợp lâu hơn nếu gặp trục trặc. Ngân hàng sẽ tính lãi suất đáo hạn trong thời gian này từ 0,3%/ngày hoặc cao hơn.
Một số trường hợp khác khách hàng đáo hạn trước thời hạn, nghĩa là bạn có tiền và muốn trả khoản vay trước thời hạn. Lúc này lãi suất đáo hạn hay còn gọi là phí phạt trước hạn, thường tính từ 1 – 5% dư nợ còn lại.
Ví dụ nếu bạn vay ngân hàng 100 triệu đồng, thời hạn 2 năm với hình thức trả gốc cuối kỳ. Tuy nhiên đến tháng thứ 12, bạn muốn trả hết khoản vay trước hạn và phải chịu phí phạt đáo hạn sớm là 5%.
Tổng phí phạt đáo hạn trước hạn = Lãi suất phạt x số tiền nợ gốc còn lại = 5% x (50.000.000 x 12/24) = 1.250.000đ.
Nói chung tùy từng ngân hàng sẽ có quy định về đáo hạn khoản vay hoặc khoản gửi tiết kiệm và phương thức đáo hạn khác nhau, bạn nên cân nhắc kĩ để lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện tài chính và nhu cầu bản thân. Việc lựa chọn sai có thể dẫn tới giảm lãi tiền gửi hoặc mắc bẫy tín dụng đen rất nguy hiểm.
Xem thêm: Đáo hạn ngân hàng cần thủ tục gì?
Xem thêm: Dịch vụ đáo hạn ngân hàng tại tphcm
Như vậy, hiểu phương thức đáo hạn là gì và các phương thức đáo hạn hiện nay sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp với nhu cầu bản thân.
Banker 247 hỗ trợ vay vốn đáo hạn ngân hàng ! Liên hệ ngay đến 08.49.66.68.68 để được tư vấn trực tiếp miễn phí! Cam kết tư vấn gói vay tốt nhất theo trường hợp cá nhân của bạn.